Ẩm thực

Ngắm vẻ đẹp của ngôi chùa 135 năm tuổi vừa được công nhận Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL

Thứ năm, 01/12/2022, 20:42 PM

(NSMT) Tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm nâng cao đời sống tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, toàn tỉnh hiện có 22 ngôi chùa Khmer. Trong đó, nổi bật nhất là Chùa Wotkomphisakoprekchru (chùa Xiêm Cán) 135 năm tuổi vừa được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cấp bảng công nhận Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL.

Chùa Wotkomphisakoprekchru (chùa Xiêm Cán) toạ lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 12km về hướng Đông Nam. Chùa  Xiêm Cán được khởi công xây dựng tháng 03 năm 1887 – PL 2430, do Hòa thượng Lâm Mau trụ trì xây dựng. Hiện tại, Thượng tọa Dương Quân là vị trụ trì đời thứ tám.

Chùa Wotkomphisakoprekchru (chùa Xiêm Cán) toạ lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Chùa Wotkomphisakoprekchru (chùa Xiêm Cán) toạ lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL trao bảng công nhận Điểm Du lịch tiêu biểu ĐBSCL cho Thượng tọa Dương Quân - Trụ trì Chùa Wotkomphisakoprekchru (chùa Xiêm Cán), tỉnh Bạc Liêu.

Ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL trao bảng công nhận Điểm Du lịch tiêu biểu ĐBSCL cho Thượng tọa Dương Quân - Trụ trì Chùa Wotkomphisakoprekchru (chùa Xiêm Cán), tỉnh Bạc Liêu.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu trao tặng bằng khen của UBND tỉnh Bạc Liêu cho Ban quản trị Chùa Xiêm Cán.

Ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu trao tặng bằng khen của UBND tỉnh Bạc Liêu cho Ban quản trị Chùa Xiêm Cán.

Chùa Xiêm Cán có thiết kế đẹp, lộng lẫy, uy nghi.

Chùa Xiêm Cán có thiết kế đẹp, lộng lẫy, uy nghi.

Giữa chánh điện là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 m, được chia thành nhiều bậc thờ tượng Phật Thích Ca.

Giữa chánh điện là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 m, được chia thành nhiều bậc thờ tượng Phật Thích Ca.

Empty
Empty
Bên trong sân chùa có bức tượng Phật trong tư thế nằm (nhập niết bàn). Đây là nơi để du khách thập phương chiêm bái khi đến chùa Xiêm Cán.

Bên trong sân chùa có bức tượng Phật trong tư thế nằm (nhập niết bàn). Đây là nơi để du khách thập phương chiêm bái khi đến chùa Xiêm Cán.

Chùa được xây dựng trên diện tích rộng gần 50.000 m2, được xem là ngôi chùa lớn nhất miền Tây. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, là một di tích văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer tại Bạc Liêu.

Chùa được xây dựng trên diện tích rộng gần 50.000 m2, được xem là ngôi chùa lớn nhất miền Tây. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, là một di tích văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer tại Bạc Liêu.

Chùa không chỉ là nơi để các sư tu học, tập luyện đạo đức, mà đó còn là trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Chùa không chỉ là nơi để các sư tu học, tập luyện đạo đức, mà đó còn là trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.

Empty

Chùa được xây dựng trên diện tích rộng gần 5ha, mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, các mảng phù điêu, màu sắc hoa văn, đường nét chạm trổ cong lượn thể hiện đầy đủ, đậm nét đặc trưng cho một di tích văn hóa của dân tộc khmer. Bao quanh chùa là 01 hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn, phù điêu đắp nổi bánh xe luân hồi. Hai bên tường rào trước cổng tam quan được điêu khắc hình ảnh Thái tử Tất Đạt Đa và thiếu nữ múa rất ấn tượng. 

Cổng tam quan là một công trình kiến trúc đa dạng gồm nhiều phù điêu đắp nổi hoa văn tỉ mỉ hình khối mang ý nghĩa biểu trưng của con số 03 như: Phật – Pháp – Tăng; quá khứ - hiện tại - tương lai...) các mảng phù điêu trang trí được thể hiện theo dạng dưới là 01 hoa sen, trên là 02 cánh lớn, giữa 02 cành lá thêm 03 bộ kinh Tam Tạng, phía trên có thêm bánh xe luân hồi. Hai bên khoảng đất trống của lối đi vào có khoảng vài chục cột trụ tròn, trên cột ghi tên những phật tử có đóng góp xây dựng chùa. Vào bên trong sân chùa là bức tượng Phật trong tư thế nằm (nhập niết bàn) có phần mái che để khách thập phương dâng hương, cầu nguyện trước khi vào chánh điện. 

Chùa Xiêm Cán là nơi đồng bào Khmer thường tập trung để học chữ, học múa hát, học nghề. Nơi đây, hàng năm diễn ra nhiều lễ hội của người Khmer, thu hút rất đông đồng bào dân tộc Khmer về dự. Các ngày lễ hội lớn trong năm được diễn ra tại chùa như Chôl chnăm thmây (lễ vào năm mới) diễn ra 3 ngày (khoảng ngày 14, 15, 16 tháng 04 dương lịch); Lễ Sen Đôlta (lễ cúng ông bà) diễn ra một trong 03 ngày 8, 9, 10 tháng 10 dương lịch; Kathanhna - tiên (lễ dâng y cà sa) diễn ra một trong những ngày từ 16/9 - 15/10 âm lịch. Ngoài ra, tại chùa còn diễn ra các lễ hội tôn giáo mang nét đặc trưng của phật giáo Nam tông.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chùa Xiêm Cán còn là nơi phát động bổn đạo phật tử cùng sát cánh với nhân dân trong tỉnh tham gia hoạt động cách mạng. Điển hình cho phong trào đó là đại đức Trần Kin, đại đức Thạch Thươl, phó đại đức Dương Tha và nhiều vị sư khác. Đặc biệt vào năm 1966, thực hiện chủ trương của Đảng về việc biểu tình chống bầu cử . Các nhà sư và bà con phật tử của chùa đã đồng loạt đi biểu tình chống bầu cử như: đập phá thùng phiếu, chống bắt lính,… ngoài ra Chùa Xiêm Cán còn là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.

Ban Quản trị chùa Xiêm Cán cũng đã hình thành Câu lạc bộ biểu diễn nghệ thuật để phục vụ nhu cầu thưởng thức các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer thông qua các hoạt động biểu diễn nhạc cụ dân tộc, múa Áp sa ra…đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách và được các doanh nghiệp lữ hành, nhiều đoàn khảo sát, các đoàn công tác tỉnh bạn đến tham quan. Hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt người khách tham quan, nhất là dịp nghỉ hè và các ngày lễ, tết. Chùa Xiêm Cán là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Khmer Bạc Liêu, đồng thời cũng là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử cách mạng của tỉnh. Đây là một địa chỉ tham quan du lịch đặc sắc của du khách khi đặt chân đến vùng đất Bạc Liêu. 

Thượng tọa Dương Quân - Trụ trì Chùa Xiêm Cán chia sẻ: “Đây không chỉ là niềm vui và vinh hạnh của chư tăng, phật tử ở Xiêm Cán mà còn là niềm vui chung của bà con dân tộc Khmer trên toàn tỉnh Bạc Liêu. Chùa Khmer ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Khmer. Chùa không chỉ là nơi để các sư tu học, tập luyện đạo đức, mà đó còn là trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Chùa vinh dự được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cấp bảng công nhận Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL, để đạt được kết quả của ngày hôm nay là nhờ vào sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo chính quyền và sự đoàn kết, vươn lên, vun đắp xây dựng bằng hết khả năng của đồng bào ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống trong khu vực. Với những thành tích đã đạt được chúng tôi sẽ tiếp tục vận động đồng bào phật tử gìn giữ và cố gắng phát triển hơn nữa để xứng đáng là địa điểm bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, địa điểm được công nhận Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL. Sắp tới chúng tôi sẽ bố trí trồng thêm cây cảnh, hoa các loại cho khu vực xung quanh chùa được đẹp hơn, giữ gìn vệ sinh môi trường, chùa sẽ làm gương thật tốt để đồng bào phật tử noi theo. Chúng tôi quan niệm rằng tu không chỉ là tập niệm học và tụng kinh, mà các vị trụ trì còn phải có trách nhiệm làm sao để tốt đạo đẹp đời, giúp đỡ hướng dẫn bà con và thế hệ trẻ sau này giữ gìn văn hóa của dân tộc mình cho phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước đã cho phép.”

Chùa Xiêm Cán, tỉnh Bạc Liêu là điểm du lịch thứ 10 được công nhận tiêu biểu ĐBSCL. Trong đó, có 9 điểm du lịch trên địa bàn TP. Bạc Liêu và một điểm ở huyện Vĩnh Lợi. Trước đó, 9 điểm du lịch đã được công nhận gồm Đền thờ Bác Hồ, Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Quảng trường Hùng Vương, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Bãi biển nhân tạo - Khu du lịch Nhà Mát, Khu Quán Âm Phật Đài, Khách sạn Bạc Liêu, Khu Nhà Công tử Bạc Liêu, Khu điện gió Bạc Liêu.

- Một số hình ảnh vẻ đẹp của ngôi chùa 135 năm tuổi vừa được công nhận Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Trung Phạm  
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).

Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.

Vĩnh Long đón khoảng 75.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Vĩnh Long đón khoảng 75.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(NSMT) - Ngày 4/2, ông Phan Văn Giàu - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cho biết, tổng lượt khách du lịch, tham quan, trải nghiệm các hoạt động xuân, tham quan các di tích, điểm đến tại Vĩnh Long từ 28 Tết đến mùng 5 Tết ước 75.000 lượt (tăng trên 6% so với 2024), khách quốc tế trên 1.000 lượt. Tổng doanh thu khoảng 38 tỷ đồng, công suất phòng lưu trú đạt trung bình khoảng 60%.

Gần 40 chuyến bay quốc tế/ngày, Phú Quốc đông kín khách Tết Nguyên đán

Gần 40 chuyến bay quốc tế/ngày, Phú Quốc đông kín khách Tết Nguyên đán

Lần đầu tiên Phú Quốc đạt kỷ lục đón 38-39 chuyến bay quốc tế/ngày, với số chuyến bay từ Đài Loan tăng cao tới “đảo ngọc” đón Tết Nguyên đán. Hệ thống khách sạn, khu vui chơi, điểm du lịch tại đây ghi nhận lượng khách tăng đột biến.

Cần Thơ đón khoảng 345.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cần Thơ đón khoảng 345.000 lượt khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(NSMT) - Chiều 2/2, ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 TP. Cần Thơ đón khoảng 345.000 lượt khách, với tổng doanh thu du lịch ước đạt 456 tỷ đồng, tăng 10% so với dịp Tết Nguyên đán năm ngoái.

Vietravel liên tục đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng dịch vụ luôn đặt lên hàng đầu

Vietravel liên tục đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng dịch vụ luôn đặt lên hàng đầu

(NSMT) - Từ sáng sớm mùng 2 Tết, không khí tại Vietravel chi nhánh Cần Thơ diễn ra khá sôi động với khoảng 40 khách là người dân TP. Cần Thơ và các địa phương lận cận xuất phát từ TP. Cần Thơ để di chuyển bằng đường hàng không đến các điểm du lịch phía Bắc.

Du lịch Vĩnh Long thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa thân thiện, hiếu khách

Du lịch Vĩnh Long thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa thân thiện, hiếu khách

(NSMT) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức lễ đón những đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Vĩnh Long đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên năm 2025 đến từ các nước Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Áo, Australia.