Tài chính

Ngành Công thương Bạc Liêu: Chủ động bứt phá trong năm 2022

Thứ hai, 31/01/2022, 15:43 PM

Năm 2021, làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, kéo dài làm ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong khó khăn đó, ngành Công thương Bạc Liêu đã tập trung triển khai quyết liệt nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) trong sản xuất - kinh doanh và đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2022, ngành xác định phấn đấu tăng trưởng trên các lĩnh vực, tiếp tục đổi mới để thu hút đầu tư, phục hồi và phát triển kinh tế, khôi phục chuỗi sản xuất, cung ứng theo hướng bền vững hơn.

Vượt khó, về đích "mục tiêu kép"

Trong năm 2021, với sự hỗ trợ tích cực, quyết liệt của ngành Công thương nên tình hình sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì phát triển, cơ bản thích ứng an toàn, linh hoạt với diễn biến dịch COVID-19.

Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại Cửa hàng Bách hóa xanh huyện Hồng Dân. Ảnh: T.Q

Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tại Cửa hàng Bách hóa xanh huyện Hồng Dân. Ảnh: T.Q

Theo đó, công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng sạch có sự chuyển biến mạnh với 7 dự án điện gió, tổng công suất 370MW được hoàn thành đưa vào hoạt động. Hoạt động thương mại duy trì phát triển, lượng cung - cầu hàng hóa thiết yếu được đảm bảo; quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được quan tâm hơn; mạng lưới kinh doanh, hệ thống phân phối ngày càng được củng cố, mở rộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động tiếp tục được triển khai sâu rộng. Đặc biệt, trong thời gian tỉnh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Công thương đã chủ động điều tiết, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân; đẩy mạnh những kênh bán hàng trực tuyến, vận chuyển hàng hóa đến tay người dân mà không cần trực tiếp đến siêu thị, cửa hàng… Qua đó góp phần duy trì chuỗi cung ứng, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả nông sản cho nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt là trong những giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên 56.700 tỷ đồng, đạt 81,3% kế hoạch, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 trên 776 triệu USD, đạt 87,6% kế hoạch, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng tích cực, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có sản lượng tăng.

Quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2022

Năm 2022 là năm bản lề, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch 5 năm (2021 - 2025). Dự báo tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục có những yếu tố bất lợi, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, thiên tai khó lường… tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, bứt phá vươn lên, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, ngành Công thương sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ DN xây dựng các phương án duy trì sản xuất - kinh doanh, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để phục hồi sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát, phù hợp với điều kiện bình thường mới; thực hiện tốt các quy định về giảm giá điện, giảm tiền điện cho các DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Duy trì hoạt động ổn định 8 nhà máy điện gió với tổng công suất 469,2MW; tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp, nhất là các dự án điện gió và Dự án điện LNG Bạc Liêu 3.200MW. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng bền vững làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nâng cao năng lực triển khai hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số cho cộng đồng DN; tranh thủ các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Bộ Công thương để hỗ trợ các DN tham gia, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi đầu tư để huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, may mặc, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp và tạo việc làm ổn định cho người dân, nhất là khu vực nông thôn…

Theo Minh Luân

Link bài gốc tại Báo Bạc Liêu online

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Sau nhiều năm vắng bóng, cây lúa đang dần trở lại trên đất nuôi tôm tại một số vùng trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Đây là tín hiệu cho phát triển mô hình sản xuất tôm – lúa theo hướng bền vững.

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Xác định đây là một vùng rất quan trọng nên trong chỉ đạo điều hành, ngành Ngân hàng đã có rất nhiều cơ chế chính sách riêng cho ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề lúa gạo, thủy hải sản.

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME, lãi suất hấp dẫn.

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Anh Nguyễn Văn Vui ở xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, là một trong những người “ăn nên làm ra” nhờ nuôi sò huyết ven bãi bồi, với mức lời hàng tỉ đồng mỗi vụ.

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Tháng 03 này, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (khách hàng SME) vay vốn tại Vietcombank sẽ được tham gia các chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn.

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

(NSMT) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tiểu vùng Tây sông Hậu, kết nối với các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu… Hậu Giang ngày càng thu hút đầu tư đa dạng các lĩnh vực. Chưa dừng lại ở đó, Hậu Giang còn phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang… để giữ vai trò là lối ra huyết mạch.

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

(NSMT) - Thương mại điện tử còn gọi là E-commerce viết tắt EC, khái niệm này đã xuất hiện trên thế giới từ những năm cuối thập niên 70. Trong những năm gần đây, các sàn thương mại điện tử có vẻ bùng nổ mạnh mẽ khi hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng ít nhất một ứng dụng mua bán qua mạng.