Phong cách sống

Nghị lực phi thường của nữ sinh bố mất sớm, mẹ phải nghỉ việc vì mắc bệnh

Thứ ba, 25/06/2024, 18:04 PM

(NSMT) - Xuất thân trong một gia đình có ba mẹ đều là nhà giáo nhưng không may mắn khi ba mất do tai nạn giao thông, mẹ nghỉ hưu sớm vì bệnh nhiều, gia đình rất khó khăn nhưng nữ sinh Trang Thùy An vẫn vượt khó học tập đạt kết quả cao...

Đến trường THPT Hoàng Diệu (TP. Sóc Trăng), hỏi thăm nữ sinh Trang Thuỳ An (lớp 12A1) hầu như ai cũng biết đến bởi em là một tấm gương cho tinh thần vượt khó học tốt khi liên tục 12 năm học phổ thông em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Bên cạnh đó, em còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý hai năm liền.

Thuỳ An đang học bài ở nhà.

Thuỳ An đang học bài ở nhà.

Thuỳ An sinh năm 2006, gia đình em hiện ở phường 7 (TP. Sóc Trăng). Ba em là giáo viên dạy ở huyện Mỹ Tú. Năm 2017, không may bị tai nạn giao thông qua đời. Lúc đó Thuỳ An chỉ mới 11 tuổi, đang học lớp 5.

Một năm sau (2018), mẹ em là giáo viên Tiểu học nhưng phải xin nghỉ hưu sớm vì sức khoẻ không đảm bảo. Lương của mẹ mỗi tháng chỉ được khoảng 3 triệu đồng phải lo cho gia đình nên thiếu trước hụt sau. Gia đình em không có đất đai sản xuất mà chỉ có một nền nhà nhỏ trong con hẻm 157 (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, TP.Sóc Trăng) là chỗ ở của gia đình với tổng cộng 7 nhân khẩu.

Trước Thuỳ An là anh trai (28 tuổi), hiện nay là công nhân của một xí nghiệp thuỷ sản ở Khu công nghiệp An Nghiệp (huyện Châu Thành) với mức lương không cao lại nuôi 3 con nhỏ. Chị dâu em không có việc làm, ở nhà nội trợ chăm con.

Mẹ em sức khoẻ đã yếu lại càng yếu hơn khi 4 lần bị tai nạn giao thông, hiện đang bị các bệnh về xương khớp, viêm gan từng phải nhập viện, rối loạn tiền đình nặng do stress, sạn thận, sạn túi mật bác sĩ đề nghị mổ nhưng vì kinh tế khó khăn nên mẹ không thể đi mổ được.

Thuỳ An và mẹ.

Thuỳ An và mẹ.

Chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, Thuỳ An tâm sự: "Mẹ em hiện nay sức khoẻ yếu, chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, đưa rước cháu đi học, không có thời gian làm thêm công việc khác, mà cũng không thể làm vì bệnh quá nhiều. Vì thế, sau giờ học ở trường, em ở nhà phụ giúp mẹ các công việc nhà. Em thương mẹ rất nhiều, cảm nhận được nỗi vất vả của mẹ khi mẹ vừa làm ông làm bà, vừa làm cha làm mẹ,...

Gánh nặng kinh tế làm cho mẹ em có một khoảng thời gian bị stress, nặng đến mức bác sĩ khuyên là uống thuốc cũng chẳng còn tác dụng gì nữa, lúc đó mẹ la hét rất nhiều. Em nhìn mẹ trong sự bất lực, em cũng bị trầm cảm nặng và giảm cân một cách đáng sợ, mất hơn 20 kí".

Hoàn cảnh quá khó khăn, Thuỳ An không có tiền để đi học thêm bất cứ môn nào và cũng không có thời gian đi học thêm vì phải phụ giúp mẹ công việc nhà, trông giữ cháu khi người lớn vắng nhà. Thế nhưng, em vẫn luôn cố gắng hết sức mình có thể để học tập thật tốt, đạt kết quả cao. Liên tục 12 năm học phổ thông, em là học sinh giỏi toàn diện. Không chỉ thế, em còn được chọn vào đội tuyển của trường dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả, năm lớp 10 em đạt giải khuyến khích và năm lớp 11 đạt giải Nhì môn Địa Lí cấp tỉnh. Đây là một thành tích không phải học sinh nào cũng có thể có được.

z5569435710232_a23d261d8e13368f7269ea76931b9f65

Thuỳ An tâm sự: "Hoàn cảnh gia đình em khó khăn nên em hiểu và thấy mình phải có trách nhiệm với gia đình. Suốt những năm học phổ thông, em không dám xin đi chơi với bạn bè và chưa từng được đi xa, chưa từng được đi du lịch hay đi sang tỉnh khác như bạn bè cùng trang lứa. Nhưng không vì thế mà em buồn, nản, ngược lại, em thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, học tốt hơn nữa để thay đổi cuộc đời mình, giúp đỡ cho gia đình.

Năm 2024 này em thi tốt nghiệp THPT. Trước đây em có ý định thi vào ngành kỹ thuật trắc địa - bản đồ của trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM nhưng sau đó em lại thay đổi, chỉ đăng ký vào trường Cao đẳng xây dựng TP.Hồ Chí Minh vì thời gian học chỉ 3 năm và dễ có việc làm sau khi tốt nghiệp. Ra đi làm một thời gian rồi đi học đại học cũng được".

Chia sẻ về trường hợp của Thùy An, cô Nguyễn Việt Bắc - Giáo viên của Thuỳ An cho biết, Thuỳ An là một học sinh có ý chí nỗ lực học tập rất cao. Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em luôn vượt lên để đạt kết quả cao trong học tập.

"Em tâm sự với tôi, sau khi đỗ tốt nghiệp THPT, em cố gắng thi vào được trường đại học mà mình mong muốn nhưng gánh nặng chi phí trong 4 năm học là rất lớn nên em chọn học cao đẳng. Em đang cố gắng hoàn thành ước mơ của mình để sau này có việc làm phụng dưỡng cho người mẹ của mình, giúp đỡ anh chị, các cháu. Em đã từng đi phụ giúp việc cho người quen, bán đồ online thời gian ngắn,... để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Chúng tôi rất mong có phép màu nào cho em học sinh có hoàn cảnh khó khăn này", cô Nguyễn Việt Bắc bày tỏ.

Cao Xuân Lương  
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ

Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ

Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.

Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe

Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe

(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…

Những “bông hoa khuyết”  tỏa sáng trên đường chạy

Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy

(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch

Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.

Lặng lẽ nghề pháp y

Lặng lẽ nghề pháp y

(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau

(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.

Lễ hội Oóc Om Bóc

Lễ hội Oóc Om Bóc

Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.