Người anh hùng được giặc lập miếu thờ khi còn sống
(NSMT) - Xuất thân từ nông dân nhưng đánh giặc với tinh thần quả cảm khiến cho địch kinh hồn bạt vía và tự lập miếu thờ tôn là Thần khi anh đang còn sống để cầu nguyện...
Về xã Ba Trinh, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi được nhiều người dân kể cho nghe câu chuyện về người anh hùng của quê hương mình với lòng ngưỡng mộ hết sức sâu sắc. Đó là câu chuyện của anh Thiều Văn Chỏi (Sáu Chỏi), tên thân mật mà đồng đội và nhân dân địa phương thường gọi.
Trong một lần trò chuyện cùng tôi, ông Dương Bá Lộc (tên thường gọi là Bảy Sách, ấp 6, xã Ba Trinh, đã mất cách đây không lâu) như trở về những năm tháng chiến đấu cùng người đồng đội Sáu Chỏi năm xưa, hào hứng kể lại: Anh Sáu Chỏi sinh năm 1937, trong một gia đình nông dân nghèo ở ấp 7, xã Ba Trinh, là xã anh hùng, giàu truyền thống cách mạng của huyện Kế Sách. Gia đình anh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến. Những yếu tố đó đã hun đúc ở anh tinh thần cách mạng và anh sớm tham gia cách mạng, có ý chí nối tiếp sự nghiệp của cha anh, viết tiếp truyền thống vẻ vang của quê hương anh hùng, góp phần chống lại kẻ thù, giải phóng quê hương, đất nước.
Năm 1962, Sáu Chỏi tham gia hoạt động cách mạng; đầu năm 1968 được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1972, anh hy sinh ngay trên mảnh đất ấp 7 quê hương yêu dấu. Khi đó, anh Sáu Chỏi là Huyện đội phó huyện đội Kế Sách.
Theo ông Bảy Sách, Thiều Văn Chỏi tham gia hoạt động cách mạng và gắn bó với mảnh đất xã Ba Trinh, nơi được đánh giá là khó khăn gian khổ và ác liệt nhất của huyện Kế Sách. Anh trưởng thành từ một chiến sĩ du kích, Cán bộ Kinh tài xã, rồi Xã Đội trưởng, và Huyện Đội phó huyện đội Kế Sách. Bất cứ ở cương vị nào, Thiều Văn Chỏi cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chiến đấu và xây dựng lực lượng, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng đội, được Đảng tin tưởng, nhân dân quý mến.
Nói đến chiến công của anh hùng Sáu Chỏi, ông Bảy Sách cười rạng rỡ: Anh Sáu là nông dân rặt, hiền lành, chất phác nhưng đánh giặc thì rất gan dạ, dũng cảm, mưu trí, mưu trí, quyết liệt khiến cho đồng đội và nhân dân ngưỡng mộ, còn kẻ thù thì trở nên khiếp đảm khi nhắc tới Sáu Chỏi. Anh đã tham gia hàng trăm trận đánh, lập được rất nhiều thành tích, tiêu diệt, bắt sống nhiều tên địch.
Trong số các trận đánh có anh Sáu Chỏi tham gia, ông Bảy Sách kể cho tôi nghe một số trận đánh tiêu biểu với cách đánh táo bạo, xuất quỷ nhập thần của anh và đồng đội...
Vào ngày 02/3/1969, Sáu Chỏi cùng 4 du kích được cơ sở và quần chúng che chở, tổ chức phục kích địch cách đồn Vàm Bưng (ấp 7, xã Ba Trinh) khoảng 300m. Khi bọn lính trên bộ mở đường vừa đi qua, tên Sự, thiếu uý đồn trưởng, cùng đồng bọn đi xuồng máy ở dưới sông thì anh Sáu Chỏi cùng đồng đội nổ súng hạ gục 3 tên trên bờ và nhanh chóng quay súng diệt những tên ở dưới xuồng máy. Bằng những loạt đạn chính xác, Sáu Chỏi đã hạ gục tại chỗ 04 tên, còn thiếu uý Sự bị thương lao xuống sông chạy thục mạng để thoát thân. Trận này anh và đồng đội tiêu diệt 7 tên, thu 3 súng và hàng trăm viên đạn, 1 máy PRC25.
Tiếp đó, đêm 26 rạng sáng 27/3/1969, anh Sáu Chỏi cùng 1 chiến sĩ lợi dụng đêm tối đào công sự mai phục bên bờ sông ngay trước cửa đồn Vàm Bưng để phục kích tiêu diệt địch ngay tại sào huyệt của chúng. Trời vừa sáng, toán lính héo nhau ra tắm giặt thì chỉ với 2 loạt đạn chính xác, anh đã tiêu diệt 2 tên và làm bị thương một tên. Trận phục kích ngay trước “mũi” kẻ thù càng làm cho binh lính ở đây thêm hoang mang, lo sợ.
Cuối tháng 7/1969, như thường lệ, lính của đại đội 904 ở đồn Vàm Bưng và lính đại đội 575 ở đồn Mang Cá (xã Đại Hải, huyện Kế Sách) tổ chức tiệc tùng ăn nhậu. Được cơ sở báo tin và quần chúng đưa đường, Sáu Chỏi cùng một chiến sĩ du kích cải trang dưới bộ quân phục lính bảo an xông thẳng vào đội hình địch khi chúng còn đang say sưa ăn nhậu. Với một quả lựu đạn và loạt AR15, hai anh tiêu diệt gọn 5 tên, làm bị thương 3 tên, thu 6 khẩu súng các loại và rút lui an toàn trong sự che chở của quần chúng.
“Với những trận đánh đó, quân địch ở đồn Vàm Bưng và đồn Mang Cá cũng như hai tên đồn trưởng là Thiếu uý Sự và Thiếu uý Khếnh vô cùng hoang mang, lo sợ. Kẻ thù đồn với nhau Sáu Chỏi là một con người “thiên biến vạn hoá, xuất quỷ nhập thần” và không còn nơi nào là an toàn đối với bọn chúng. Sợ đến nỗi chúng lập miếu thờ Sáu Chỏi ngay tại đồn Vàm Bưng khi anh còn sống và gọi anh là “Ông Thần Chỏi” chứ không dám gọi một cách xách mé”, ông Bảy Sách cười hể hả.
Nói về nguyên do địch lập miếu thờ “Ông Thần Chỏi”, ông Bảy Sách kể lại: Khoảng 8 giờ sáng ngày 17/11/1969, đại đội bảo an 904 hành quân mở đường càn quét từ đồn Vàm Bưng băng qua cánh đồng Bưng Sấu để đến địa phận xã Đại Hải, gồm một trung đội 27 tên do tên Chuẩn uý Quang chỉ huy. Khi đó, anh Thiều Văn Chỏi trên đường đi liên hệ với cơ sở về thì gặp địch. Lúc này anh chỉ có một mình, vũ khí trong tay có 1 khẩu súng col45, 1 khẩu súng AR15 và 4 quả lựu đạn M26.
Tuy chênh lệch về lực lượng cũng như vũ khí, nhưng anh quyết không bỏ qua cơ hội tiêu diệt địch. Sau khi quan sát kỹ đội hình địch, cộng với lợi thế là địa bàn tác chiến là ấp nhà quen thuộc, anh nhanh chóng luồn lách, bám sát đội hình địch. Khi thời cơ thuận lợi, anh nã ngay một loạt đạn, tiêu diệt tại chỗ 2 tên đi đầu, cách đám lính đi sau khoảng 150m, thu 2 súng AR15. Nghe sung nổ, bọn lính đi sau bị bất ngờ nên nổ sung loạn xạ rồi tháo chạy. Thừa thắng xông lên, một mình Sáu Chỏi vẫn kiên quyết rượt đuổi, truy kích, tiêu diệt thêm 11 tên (trong đó có tên Chuẩn úy Quang), làm bị thương 8 tên, bắt sống 2 tên, chỉ còn 4 tên chạy thoát, thu 14 súng các loại, 1 máy PRC 25. Trận đánh nức lòng dân, thể hiện lòng dũng cảm, tính sáng tạo, quyết tâm chiến đấu đến cùng tiêu diệt địch khi ở thế 1 chọi 27. Cũng chính từ trận đánh này mà bọn lính ở đồn Vàm Bưng quyết định lập miếu thờ “Ông Thần Chỏi” ở ngay phía trước đồn địch đang đóng, tuy chỉ bằng cây lá. Mỗi lần hành quân, chúng lại kéo ra thắp hương cầu nguyện… đừng đụng độ với du kích Ba Trinh và “Ông Thần Chỏi”.
Liên quan đến việc lập miếu “Ông Thần Chỏi” của giặc, có người kể rằng: Trong một trận đánh đồn, giữa lúc hỏa lực địch từ trong đồn bắn ra như vãi đạn, bắn lên trời sáng rực mặt sông, thì có một bóng đen nhanh chóng trườn lên tiến dần đến lô cốt. Một tiếng nổ long trời vang lên, tiếng sung của kẻ thù câm họng. Du kích tiến sát chỗ ngủ của đám lính, những quả lựu đạn được ném qua cửa, những tiếng nổ liên tiếp vang lên. Những tên lính bị thương đang tìm cách bò ra ngoài thoát thân, trong đó có một tên sỹ quan mình mẩy bê bết máu, thấy Thiều Văn Chỏi với khẩu súng trên tay đang hướng nòng về hắn thì tên này hoảng hốt van xin anh tha chết và hứa sẽ đào ngũ về quê, lập bàn thờ lạy anh làm Thần với ơn cứu mạng hắn.
Sau đó, người dân Ba Trinh thấy lính đồn lập cái miếu thờ với tấm bia ghi hàng chữ: “Tui là đại úy Long, tui xin đất đai vương trạch xứ Ba Trinh này cho tui lập đền thờ để thờ ông Thiều Văn Chỏi, người đã tha mạng cho tui…”. Nghe nói sau lần đó, tên sỹ quan đó giữ lời hứa với Sáu Chỏi, đào ngũ và đi mất tăm. Còn bọn lính khi nói về “Ông Thần Chỏi” đều thể hiện vừa có sự sợ hãi, vừa có sự kính trọng. Tên tuổi Thiều Văn Chỏi khiến cho kẻ thù khiếp sợ, mỗi khi đi càn, chúng thường thắp hương ở miếu “Ông Thần Chỏi” cầu may mắn không bị chết trận hay bị thương.
Nói về sự hy sinh của Thiều Văn Chỏi, ông Bảy Sách trầm ngâm: Ngày 27/9/1972, Thiều Văn Chỏi đi điều nghiên chuẩn bị cho một trận đánh lớn ở địa phương thì bị lọt vào ổ phục kích của một trung đội bảo an thuộc đại đội 555 do tên đại uý Trinh làm đại đội trưởng. Tình thế rất gay go vì quân giặc rất đông, còn Thiều Văn Chỏi chỉ có một mình nhưng anh đã kiên cường chống lại cả một trung đội địch. Cuộc chiến không cân sức kéo dài khoảng 20 phút, đồng đội từ phía sau lên chi viện nhưng không kịp, Thiều Văn Chỏi đã anh dũng hy sinh, toàn bộ tài liệu bí mật và 2 khẩu súng (01 súng col45 và 01 súng AR15) được bảo vệ an toàn, không rơi vào tay địch.
Lịch sử xã Ba Trinh và huyện Kế Sách ghi rõ: Trong suốt quá trình hoạt động, đồng chí Thiều Văn Chỏi đã trải qua muôn vàn khó khăn, biết bao lần xông pha trong lửa đạn, với tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo ra cách đánh xuất quỷ nhập thần, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề và nỗi kinh hoàng khiếp vía, đến nỗi bọn lính phải tôn ông là “Ông Thần Chỏi” và lập miếu thờ ông phía trước đồn, mỗi khi tổ chức hành quân, chúng đều thắp hương cầu nguyện để đừng đụng độ với lực lượng du kích và “Ông Thần Chỏi”. Từ năm 1968-1972, Thiều Văn Chỏi đã trực tiếp tham gia đánh 152 trận, có nhiều trận làm cho kẻ địch “thất điên bát đảo”, diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí. Riêng anh đã đột nhập vào các đồn bốt diệt hàng chục tên ác ôn, chiêu hồi.
Với những thành tích đó, ngày 29/01/1996, Thiều Văn Chỏi đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Để ghi nhớ công lao của Liệt sĩ - AHLLVTND Thiều Văn Chỏi và các anh hùng liệt sĩ quê hương Ba Trinh đã hy sinh để giải phóng quê hương, tháng 5/2000, UBND huyện Kế Sách đã đầu tư kinh phí trên 600 triệu đồng xây dựng công trình nhà bia liệt sĩ ghi danh 573 anh hùng liệt sĩ của xã Ba Trinh và tượng đài lưu niệm Liệt sĩ - AHLLVTND Thiều Văn Chỏi ngay tại vị trí nền đồn Vàm Bưng của giặc trước đây.
Công trình được hoàn thành vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2001. Ngoài giá trị lịch sử, công trình cũng góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau về những thành quả hào hùng mà cha anh đã đổ biết bao xương máu để giành lại độc lập – tự do cho Tổ quốc.
Cần Thơ: Hơn 1000 học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng quận Ninh Kiều
(NSMT) – Ngày 3/12, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã tổ chức khai mạc Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) quận Ninh Kiều năm học 2024 - 2025.
Cà Mau: Xử lý nghiêm các quán cà phê, câu lạc bộ “hát với nhau” gây tiếng ồn
(NSMT) - Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo xử lý nghiêm các quán cà phê, câu lạc bộ "hát với nhau", karaoke, đờn ca tài tử gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Phiên tòa giả định - Hình thức tuyên truyền pháp luật mới đầy hiệu quả
(NSMT) - Với sự hỗ trợ và định hướng tận tình từ các thầy cô, cùng với tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo và sự nỗ lực không ngừng học hỏi của các em học sinh khối 12 Trường THPT FPT Cần Thơ, đêm thi chung kết Chương trình học tập qua dự án Phiên tòa giả định đã đạt được thành công rực rỡ. Sự kiện không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích về pháp luật mà còn là một hành trình đáng nhớ, khi các em tự tay chuẩn bị và hoàn thành từng công đoạn của công việc nhóm, tạo nên những "tiểu phẩm" đặc sắc và ghi lại những kỷ niệm khó quên trong năm học cuối cấp của mình.
Ông Võ Hồng Lam giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ
(NSMT) - Sáng 2/12, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ. Ông Võ Hồng Lam - Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ninh Kiều giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng hơn 3000 người tham gia đi bộ đồng hành vì người nghèo
(NSMT) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ vừa phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Cần Thơ tổ chức Chương trình đi bộ “Đồng hành vì người nghèo”, hưởng ứng Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” lần 2 năm 2024.
Công an TP Cần Thơ giữ vững an ninh trật tự trên không gian mạng
(NSMT) - Năm 2024, Công an TP Cần Thơ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng (KGM). Cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác tuyên truyền, nắm tình hình, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.
Press Cup 2024: 'Nỗ lực, bền bỉ, sáng tạo để duy trì sân chơi cho các cơ quan báo chí'
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, thông qua bóng đá, thông qua Press Cup đã thêm gắn kết, đồng hành, hợp tác cùng phát triển giữa những người làm báo trên khắp cả nước.