Xưa - Nay

Người thầy của những bộ quyền cước vang danh

Thứ hai, 20/11/2023, 16:22 PM

(NSMT) – Nhắc đến danh xưng thầy cô, trong mỗi chúng ta là hình ảnh những bóng dáng cầm phấn viết bảng đen hiện hữu trong đầu. Thế nhưng, mấy ai có thể hình dung ra ngay đó còn là những người dạy cho học trò về kỹ năng, về năng khiếu, những người thầy "không bục giảng", những người thầy truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng và tinh thần võ thuật cho bao thế hệ mai sau.

Trong thời kỳ chiến đấu giành độc lập tự do, võ học Việt Nam là môn học rèn luyện kỹ năng chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Các đại lão võ sư của Việt Nam không chỉ dạy cách đánh đấm mà còn dạy các võ sinh  cách sống, cách tự bảo vệ bản thân. Đến ngày nay, nhiều thầy dạy võ qua các thế hệ vẫn là những người thầy gương mẫu, đạo đức và có trách nhiệm với nghề, mang giá trị văn hóa truyền thống và phát huy những nhân văn của nền võ học nước nhà.

'Chuyến đò' đầy võ sinh của các đại lão võ sư đang ươm mầm cho võ thuật Việt Nam.

"Chuyến đò" đầy võ sinh của các đại lão võ sư đang ươm mầm cho võ thuật Việt Nam.

Võ thuật là một môn học nghệ thuật, khoa học và hòa cùng một số kiến thức về triết lý. Võ thuật không chỉ là những động tác mà còn là những nguyên lý, nguyên tắc và những giá trị về đạo đức. Võ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa thể chất, tinh thần và tâm hồn. Người học võ sẽ tự rèn luyện cho bản thân sự tự lập, tự tin và tự tôn của con người.

Theo thầy Phạm Văn Minh - Trưởng văn phòng Viện nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học ĐBSCL chia sẻ: “Trước đây, võ thuật chủ yếu được đào tạo trong môi trường quân đội và công an, mãi về sau thập niên 1980 thì mới có điều kiện phát triển trong nhân dân. Cho thấy ngoài rèn luyện thể chất, võ thuật còn góp phần bảo vệ tổ quốc. Người luyện võ ngoài rèn luyện thể chất cần phải tu tâm rèn đức nên trong võ học gọi là võ đức”.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ trao bằng Võ sư cao cấp cho Võ sư Phạm Văn Minh - Trưởng văn phòng Viện nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học ĐBSCL.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ trao bằng Võ sư cao cấp cho Võ sư Phạm Văn Minh - Trưởng văn phòng Viện nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học ĐBSCL.

Thầy dạy võ là người thầy giúp học trò phát triển toàn diện, cả về thể lực, trí tuệ và nhân cách. Các thầy đã góp phần to lớn vào việc khơi dậy niềm đam mê và niềm tự hào về võ thuật trong từng lớp học trò. Không chỉ giảng dạy những kỹ năng và đường quyền của võ, các thầy còn “lái đò” hướng dẫn học trò vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, thầy Võ Hữu Lý - Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam chia sẻ thêm: “Năm 1985, võ thuật mới bắt đầu được phổ biến rộng rãi toàn dân. Đến năm 2006 về sau, tinh thần này mới phát triển mạnh mẽ cùng sự nhiệt huyết của thầy và trò, sau bao gian khó đến nay cũng có một số võ sinh đạt thành tích cao trong nước và quốc tế.”

Những người thầy, đại lão võ sư tiêu biểu của TP Cần Thơ.

Những người thầy, đại lão võ sư tiêu biểu của TP Cần Thơ.

Võ sư Võ Hữu Lý - Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam luôn là người động viên, khích lệ và tôn vinh những thành tựu của học trò, góp phần nuôi dưỡng tài năng võ tại TP Cần Thơ.

Võ sư Võ Hữu Lý - Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam luôn là người động viên, khích lệ và tôn vinh những thành tựu của học trò, góp phần nuôi dưỡng tài năng võ tại TP Cần Thơ.

Thầy dạy võ cũng là người thầy đáng kính trong bao thế hệ võ sinh. Tuy không đứng trên bục giảng nhưng là người âm thầm góp phần giáo dục nên thế hệ “văn võ song toàn”. Võ sư không chỉ là người thầy dạy quyền mà còn dạy lòng người, giúp ta khắc phục những nỗi tự ti cuộc sống và nâng cao thể chất.

Thành Hải  
Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.