Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Việc tổ chức Lễ Trung thu được phổ biến vào thời nhà Đường, khi vua Đường Huyền Tông nằm mộng lên thăm cung trăng. Tuy nhiên, đến ngày nay, một số phong tục vui chơi dưới trăng đã bị mai một.
Người thời Bắc Tống - Trung Quốc vào đêm 15 tháng 8 dù nhà giàu hay nghèo, già trẻ trong nhà đều mặc quần áo người trưởng thành để thắp hương và cúng trăng.
Người thời Nam Tống sẽ cúng trăng và tặng nhau bánh trung thu. Ở một số vùng còn thực hiện các phong tục như đốt hương, thắp đèn tháp, thả đèn trời, múa rồng lửa.
Mặc dù dịp Tết trọng đại này, các phong tục vui chơi truyền thống không còn nữa, nhưng những truyền thuyết liên quan đến Tết Trung thu vẫn hấp dẫn. Chẳng hạn như những huyền thoại như Hằng Nga trên cung trăng, Thỏ Ngọc giã thuốc được lưu truyền rộng rãi.
Đồng thời, một số điều cấm kỵ liên quan đến hoạt động mặt trăng tròn đã được truyền bá từ xa xưa.
Mặc dù những điều này bị nhiều người hiện đại coi là mê tín nhưng cũng có nhiều người giữ quan điểm “có thờ có thiêng có kiêng có lành”.
8 điều cấm kỵ trong dịp tết Trung thu
Đàn ông không bái trăng, đàn bà không tế Táo Quân
Trong ghi chép về những năm Yên Kinh thời nhà Thanh của Phá Sát Đôn Sùng có đoạn: “Ngày Trung thu có nhiều người đàn ông không bái trăng. Vì thế tục ngữ kinh thành có câu ‘nam bất bái Nguyệt, nữ bất tế Táo’ – tức là đàn ông không bái trăng, đàn bà không tế Táo Quân”.
Vì mặt trăng thuộc tính nữ, là đại diện của âm nhu, còn Táo Quân là biểu hiện cho dương cương của nam thần. Vì vậy, từ xa xưa đã có câu nói đàn ông không thờ âm và đàn bà không thờ dương để tránh xung sát.
Về vấn đề này, người ta cho rằng những người đàn ông thờ mặt trăng dễ bị khó chịu về thể chất, hoặc bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của mặt trăng, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.
Không trêu chọc con thỏ
Theo tín ngưỡng dân gian, Hằng Nga khi còn ở thế giới loài người rất yêu thích thỏ nên khi thăng thiên đã đưa theo thỏ lên cung trăng. Tết Trung Thu còn gọi là Tết Thỏ. Vì vậy, người nuôi thỏ vào dịp Trung thu nên đối xử nhẹ nhàng với thỏ.
Trung thu không thích hợp đi biển, ra ven sông
Ngày Tết Trung thu trái đất sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi lực hấp dẫn của mặt trăng.
Theo đó thủy triều cũng sẽ thay đổi khiến gió và sóng trong Tết Trung thu sẽ mạnh hơn ngày bình thường. Vì lý do an toàn, mọi người nên dời lại vài ngày và hạn chế vui chơi ở gần bãi biển trước và sau Tết Trung thu.
Phụ nữ mới sinh hoặc sảy thai tránh ra ngoài vào ban đêm
Người ta quan niệm, với phụ nữ mới sinh hoặc sảy thai thì tránh ra ngoài vào ban đêm và không nên ngồi ngoài phá cỗ. Ban đêm, âm khí thường rất nặng do đó, những phụ nữ mới sinh thường yếu hơn người bình thường do đó, nên hạn chế ra ngoài.
Hơn nữa, thời tiết ban đêm nhiệt độ thấp hơn ban ngày dễ gây nhiễm lạnh.
Thưởng thức bánh trung thu chọn loại tròn trịa
Tết Trung thu nhấn mạnh đến sự “tròn đầy, viên mãn” và ai cũng thích đoàn tụ. Vì vậy, khi ăn Tết Trung thu, dù đang thưởng thức bánh trung thu hay cúng thần linh và tổ tiên thì bạn cũng nên cố gắng chọn những loại bánh trái tròn trịa, tránh ăn những chiếc bánh có góc cạnh, là biểu tượng không may mắn.
Không chỉ tay vào mặt trăng
Tết Trung Thu cũng là Tết Trăng. Truyền thuyết kể rằng Hằng Nga, Thỏ Ngọc và người thợ đốn củi Ngô Cương (hay cũng chính là Chú Cuội xuất hiện trong thần thoại dân gian Việt Nam) sống trên mặt trăng. Để tránh việc bất kính với thần linh, không nên chỉ thẳng vào mặt trăng.
Ngoài ra, người dân còn phổ biến rằng nếu chỉ vào mặt trăng sẽ bị trừng phạt hoặc bị cắt tai.
Con gái không nên để tóc che trán
Hình dáng vầng trán của người con gái giống như hình mặt trăng. Người xưa ví vầng trán là cung nguyên thần của tính nữ, và Tết Trung thu là lễ hội dành cho phụ nữ.
Vì vậy, vào dịp Trung thu, các cô gái nên vén tóc mái để lộ vầng trán để gắn kết với thần mặt trăng, để nhận được sự gia trì và vận đào hoa.
Không ngắm trăng dưới cây đa hoặc ở nơi tối tăm
Mặt trăng tròn khuyết và Tết Trung đều theo lịch âm, nên người ta cũng tin rằng, dưới gốc cây đa cũng là nơi có âm khí nặng. Vì vậy, nếu muốn ngắm trăng trong dịp Trung thu, không nên tổ chức ở nơi âm u ở dưới gốc cây để tránh gây khó chịu.
Không bơi vào ban đêmTrăng tròn thường rất sáng, hình ảnh của mặt trăng sẽ phản chiếu trên mặt nước. Để tránh bất kính với thần mặt trăng, việc bơi lội ngoài trời vào thời điểm này là không thích hợp.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.