Xưa - Nay

Nhộn nhịp làng nghề

Thứ tư, 01/12/2021, 10:47 AM

Với nguồn tôm nguyên liệu dồi dào, hiện nay làm mắm tôm là một trong những nghề giúp giải quyết việc làm và mang lại thu nhập khá cho người dân vùng biển Ngọc Hiển. Tết Nguyên đán gần kề, nghề làm mắm tôm bước vào thời điểm chính vụ.

Hiện các cơ sở tất bật tăng sản lượng, công suất hoạt động để chủ động nguồn cung phục vụ thị trường, tạo không khí nhộn nhịp ở vùng quê ven biển.

Sau khi ướp gia vị, tôm được phơi nắng từ 7-8 ngày mới dùng được.

Sau khi ướp gia vị, tôm được phơi nắng từ 7-8 ngày mới dùng được.

Được làm bằng phương pháp thủ công, mắm tôm - món ăn dân dã được thị trường ưa chuộng, giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập, phát triển kinh tế. Nhận thấy việc làm đơn lẻ không mang lại hiệu quả kinh tế cao, chị Lưu Kim Trúc (ấp Tắc Biển, xã Viên An Đông) mạnh dạn tập hợp một số chị em trong ấp thành lập tổ hợp tác chế biến mắm tôm. Từ chỗ làm ra chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình, hiện nay, món mắm tôm của Tổ hợp tác Kim Trúc trở thành đặc sản của địa phương, có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh.

Chị Trúc cho hay: “Từ giữa tháng 10 âm lịch, chị em trong tổ tập trung lại, mỗi người một việc cùng nhau làm nên những mẻ mắm thơm ngon, chất lượng phục vụ thị trường. Năm nay, chị em hạn chế tập trung đông như mọi năm, ngồi làm giữ khoảng cách với nhau, đeo khẩu trang để vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa đảm bảo công việc, có thêm nguồn thu nhập đón Tết”.

Hơn 3 năm gắn bó với Tổ hợp tác mắm tôm Kim Trúc, chị Nguyễn Hồng Huệ (ấp Tắc Biển, xã Viên An Đông) chia sẻ: “Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tới nay, đa số chị em làm ở nhà, ít tập trung lại. Dịch bệnh, tuy bán ít hơn nhưng vẫn đều đều, đầu ra khá ổn nên chị em trong tổ có thêm thu nhập. Giờ vào mùa cao điểm, chị em phải tập trung làm mới kịp và đủ cung cho thị trường”.

Theo chị Trúc, để mắm ngon, chất lượng, ngoài lựa chọn nguyên liệu tôm tươi sống, điều tiên quyết phải tuân thủ là cẩn thận, sạch sẽ ở từng khâu chế biến. Ngoài ra, nguyên liệu, gia vị để ướp cũng phải chọn loại chất lượng, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng. Công đoạn làm mắm tôm khá kỳ công, tôm tươi thu mua về được phân cỡ, rửa sạch, lặt đầu, loại bỏ chỉ lưng, ngâm nước muối, sau đó rửa sạch, ướp gia vị rồi vô keo, đem phơi nắng từ 7-10 ngày. Cứ 1 kg tôm nguyên liệu được hơn 1 kg mắm thành phẩm, giá bán ổn định từ 130.000-160.000 đồng/kg. Mỗi tháng, tổ hợp tác cung cấp ra thị trường hơn 100 kg mắm, riêng dịp Tết sản lượng tăng gấp 3-4 lần. Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Chị Nguyễn Thị Thu Ngân, Chủ tịch Hội LHPN xã Viên An Đông, cho biết: “Bên cạnh tuyên truyền, vận động các chị liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định thì Hội LHPN còn khuyến khích các chị xây dựng sản phẩm mắm tôm đạt chuẩn OCOP. Khi đạt sao sẽ nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống của địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ vào các kênh phân phối lớn như siêu thị, giúp chị em nâng cao thu nhập”.

Hiện nay, sản phẩm mắm tôm của Tổ hợp tác Kim Trúc và nhiều cơ sở khác trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã khẳng định được chất lượng và thương hiệu, được nhiều người biết đến. Ngoài những kênh phân phối sản phẩm truyền thống, các cơ sở còn nhạy bén cập nhật công nghệ thông tin, đẩy mạnh marketing, truyền thông để tiếp cận được lượng khách hàng đa dạng hơn.

Mắm tôm là món ăn dân dã, làm thủ công nhưng được người tiêu dùng ưa chuộng, thậm chí nhiều người còn mua làm quà biếu vào những dịp lễ, Tết. Nhờ đó, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ làm nghề.

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.