Những người “níu giữ” nghề xưa, cũ
Trước thời đại công nghiệp hóa, những nghề xưa, cũ như: sửa khóa, may giày dép, mài dao kéo, chùi lư đồng… ngày càng ít người làm. Thế nhưng, với một số người, đây không chỉ là “cần câu cơm” mà họ gắn bó vì thói quen hoặc khó tìm công việc khác phù hợp.
Bám trụ với nghề
Nằm dọc trên tuyến đường Hà Huy Tập, Hoàng Văn Thụ, Lê Văn Duyệt, Bà Triệu… (Phường 3, TP. Bạc Liêu), đập vào mắt người qua đường là những chiếc tủ gỗ, chiếc bàn nhỏ của những người thợ hành nghề xưa, cũ. Trước sức ép của thời đại công nghiệp hóa, khách thưa dần qua từng năm nhưng những người thợ vẫn cần mẫn sống trọn với nghề.
Hơn 20 năm qua, trên góc đường Bà Triệu, người dân đã quá quen thuộc với hình ảnh người thợ sửa khóa Quách Phước (57 tuổi) với cái tủ nhỏ có treo lủng lẳng chìa khóa cùng 2 chiếc ghế nhựa cho khách ngồi chờ. Việc chọn nghề sửa khóa là “duyên số” và ông Phước đã gắn bó suốt mấy chục năm qua. Trước đây, đồ nghề của những người thợ sửa khóa khá đơn giản, chỉ là chiếc máy và cây cưa sắt nên người thợ phải làm các công đoạn hoàn toàn thủ công, từ cưa, giũa rồi soi, sửa, tra chìa... Theo thời gian, đồ nghề của thợ sửa khóa cũng tân tiến hơn, chỉ cần vài phút là đã có thể chế tác một chiếc chìa khóa hoàn chỉnh. Do có thâm niên trong nghề nên ông Phước dễ dàng xử lý những ổ khóa được xem là “khó nhằn” nhất, từ đó được nhiều người giới thiệu cho nhau, vì vậy, trung bình mỗi ngày ông cũng kiếm được hơn 200.000 đồng.
Thăng trầm và xưa cũ như nghề sửa khóa, nghề sửa đồng hồ từng có thời hoàng kim giờ cũng đang dần mai một. Gắn bó với nghề sửa đồng hồ hơn 30 năm, ông Huỳnh Thanh Vũ (55 tuổi) vẫn đều đặn có mặt ở góc đường Lê Văn Duyệt quen thuộc để sửa đồng hồ cho những ai có nhu cầu, khách lúc đông lúc vắng, chủ yếu là thay pin, thay dây... Ông Vũ kể: Hơn 10 năm trước, đồng hồ đeo tay rất thịnh hành, từ học sinh, công chức, tiểu thương…, ai cũng đều cố gắng sắm cho mình một cái. Còn hiện tại, do các thiết bị điện tử khác như điện thoại, máy tính bảng… đều có tích hợp tính năng đồng hồ nên đã đẩy đồng hồ đeo tay ra khỏi danh sách vật dụng cần thiết của mỗi người. “Do khách hàng ngày càng thưa thớt dẫn đến nguồn thu nhập cũng bấp bênh nên có nhiều người bỏ nghề. Riêng tôi vẫn quyết tâm bám trụ vì cái nghề đã gắn bó với tôi từ thời trẻ, đi theo tôi vượt qua những thăng trầm cuộc sống. Hơn nữa, nay đã có tuổi, muốn bắt đầu một công việc khác cũng hoàn toàn không dễ” - ông Vũ bộc bạch.
Duy trì nghề truyền thống gia đình
Trước sự phát triển của công nghệ, những chiếc lồng đèn điện tử hiện đại đã lấn át lồng đèn truyền thống, do đó người còn gắn bó, duy trì làm lồng đèn truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù nghề lồng đèn truyền thống bấp bênh, ấy vậy mà chị Phan Dương Xuân Nguyệt (Phường 7, TP. Bạc Liêu) vẫn quyết tâm duy trì nghề do cha ông truyền lại.
“Gia đình tôi có đến 3 đời làm lồng đèn, thế hệ tôi là đời thứ 3. Do thu nhập quá thấp nên đã có lúc tôi bỏ nghề làm lồng đèn, chuyển sang nghề khác. Nhưng khi đến tết Trung thu, nhìn những chiếc lồng đèn điện tử hiện đại nhưng vô hồn khiến tôi lại nhớ nghề quay quắt, vậy là quay trở lại nghề và duy trì hơn chục năm nay”, chị Nguyệt chia sẻ. Để có thể trụ được với nghề, chị Nguyệt cùng chồng và vài người trong gia đình làm lồng đèn truyền thống để bán sỉ cho các đơn vị, trường học, thư viện…, mỗi mùa Trung thu cũng bán được 400 - 500 chiếc lồng đèn.
Còn đối với cô Tăng Thị Đém (thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải), vốn được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề làm nước mắm nên thân thuộc đến nỗi dù đi đâu cô vẫn nhớ về những cái khạp nước mắm trong nhà. Nhằm làm sống dậy nghề làm nước mắm của gia đình nên sau khi nghỉ hưu (năm 2019), cô Đém đăng ký nhãn hiệu và thành lập cơ sở nước mắm Bích Ngọc. Bình quân mỗi tháng, cơ sở nước mắm Bích Ngọc bán ra thị trường hàng trăm lít nước mắm. Sản phẩm nước mắm nhĩ của cơ sở Bích Ngọc giữ được hương vị lâu, ngon, nguyên chất nên ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Theo dòng xoáy của cuộc mưu sinh, cũng như nhiều ngành nghề khác, những nghề xưa, cũ cũng trải qua bao phen thịnh suy, chìm nổi. Nhưng dẫu vậy, trong câu chuyện của những người thợ hôm nay vẫn còn đó niềm tự hào về cái nghề đã được lưu truyền từ nhiều năm và dù cuộc sống có khó khăn, thăng trầm nhưng với tấm lòng yêu nghề, họ quyết tâm bám nghề và sống trọn vẹn cùng nghề!
Minh Luân
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Phát tài cũng có rất nhiều điểm khác biệt, trong đó có cả tiền của bất chính, loại tài sản này không ổn định, hơn nữa còn dễ dẫn đến rắc rối.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.