Phát huy hiệu quả Trung tâm Dừa Đồng Gò
Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, với khoảng 77 ngàn ha; sản lượng hơn 660 triệu trái/năm, chiếm 40% tổng sản lượng dừa cả nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 40% dân số trồng dừa và hơn 2 ngàn doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ dừa. Trung tâm Dừa Đồng Gò là đơn vị thuộc Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (huyện Giồng Trôm). Tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ chuyển giao trung tâm về cho tỉnh Bến Tre quản lý và khai thác.
Với giá trị kinh tế lớn, trái dừa gắn liền với cuộc sống mưu sinh và đời sống văn hóa của người dân trong tỉnh. Ngành dừa hiện đóng góp hơn 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Quy mô xuất khẩu hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các sản phẩm chủ yếu như: cơm dừa sấy khô, than gáo dừa, dầu dừa, chỉ xơ dừa, lưới dừa, gỗ dừa, tiểu thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo…
Do đặc thù địa bàn tỉnh là những cụm cù lao cuối cùng tiếp nhận phù sa của dòng Mekong trước khi đổ ra biển, cây dừa nơi đây phát triển xanh tốt hơn. Năng suất vượt trội so với các vùng khác. Ba huyện có diện tích dừa lớn ở tỉnh là Giồng Trôm, Châu Thành và Mỏ Cày Nam.
Trung tâm Dừa Đồng Gò hiện là đơn vị sự nghiệp khoa học, thuộc Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, được thành lập theo Quyết định số 181/CT ngày 1-7-1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Trạm Nghiên cứu thực nghiệm dừa Đồng Gò. Chức năng của trung tâm là nghiên cứu thực nghiệm liên hoàn về cây dừa từ tuyển chọn giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến lai tạo ra giống dừa có năng suất và chất lượng dầu cao. Nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về dừa trên thế giới, phổ biến và hướng dẫn áp dụng các kết quả phục vụ sản xuất và phát triển dừa trong cả nước. Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, có tài khoản tại kho bạc và ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo nhiệm vụ và quyền hạn do Viện trưởng ủy quyền theo điều lệ viện.
Trong những năm qua, Trung tâm Dừa Đồng Gò đã bảo tồn và lưu giữ 51 giống dừa, gồm các giống dừa có nguồn gốc trong nước và nhập nội. Trong đó, có nhiều giống dừa quý hiếm như: dừa sáp, dừa dứa… Tập đoàn giống dừa này đã được Tổ chức Đa dạng sinh học Quốc tế (Bioversity International) ghi vào danh mục nguồn gen cây dừa quốc tế CGRD (Coconut Genetic Resource Database), với ký hiệu DGEC (Dong Go Coconut Experimental Center). Đến nay, có 19 giống (5 giống bố và 14 giống mẹ) được trung tâm khai thác đưa vào sử dụng lai tạo được 17 giống mới.
Thông qua nhiệm vụ khai thác phát triển nguồn gen cây dừa, một số giống dừa địa phương được đánh giá có năng suất cao và chất lượng tốt cũng đã được trung tâm khai thác và cung ứng cho sản xuất, góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi cơ cấu giống và cải tạo các vườn dừa tạp, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có nông dân tỉnh Bến Tre.
Đến nay, trung tâm và viện đã nghiên cứu được 9 giống dừa thuộc 5 nhóm được Nhà nước công nhận là giống quốc gia, cho phép khu vực hóa và khảo nghiệm giống, cây dừa đã được đưa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Tuy vậy, thời gian qua, các hoạt động này chưa đem lại kết quả như mong muốn vì nguồn lực chưa được đầu tư đúng mức (cả về nhiệm vụ nghiên cứu, trang thiết bị khoa học công nghệ và nhân lực). Vì vậy, nếu được đầu tư đầy đủ, trung tâm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam cho biết, tỉnh đã đề xuất với Chính phủ, Bộ Công Thương cho nhận lại Trung tâm Dừa Đồng Gò. Do thời gian qua, trung tâm vận hành chưa phát huy hết hiệu quả. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri Giồng Trôm, người dân có phản ánh xung quanh hiệu quả hoạt động của trung tâm. Tỉnh cũng đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát khu vực này. Thực tế thời gian qua, trung tâm gần như bị bỏ hoang, thậm chí còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm…
“Nếu được nhận lại, chúng tôi sẽ khai thác, quản lý trung tâm một cách hiệu quả hơn trong việc sưu tập, lai tạo, cấy mô, trưng bày tất cả các sản phẩm về dừa, văn hóa dừa, nghiên cứu mô hình nâng cao thu nhập vườn dừa…”, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam nhấn mạnh.
Bài, ảnh: Cẩm Trúc
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.
Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy
(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.