Xưa - Nay

Phong tục lì xì ngày tết ở Việt Nam

Thứ hai, 31/01/2022, 15:26 PM

(NSMR) - Những phong bao lì xì mừng tuổi bắt mắt, xinh xắn chứa đựng may mắn và lộc lá đầu năm đã trở thành một trong những phong tục không thể thiếu với ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam.

Lì xì là gì?

Lì xì là một tên gọi của tục lệ người lớn hơn mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu đỏ son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Ở Trung Quốc, lì xì không chỉ là phong tục truyền thống trong tết cổ truyền mà còn trong nhiều dịp vui khác như khai trương, sinh nhật,... Mọi người thường để tiền lì xì trong phong bao màu đỏ. Bởi phong bao được tượng trưng cho sự kín đáo, tránh so bì hơn thua, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, như ý và an lành. 

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Nguồn gốc của phong tục lì xì ngày Tết

Nhiều người cho rằng, phong tục lì xì ngày Tết được bắt nguồn từ Trung Quốc. Và sự tích lì xì cũng được truyền miệng với nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, phiên bản được biết đến rộng rãi nhất đó là: Vào đêm Giao thừa, có một con yêu quái tên là “Tuy” thường xuất hiện và thích xoa đầu trẻ con, khiến các em bé đang ngủ giật mình khóc thét lên và hôm sau khi thức dậy, đứa trẻ sẽ bị đau đầu, sốt cao và quấy khóc. Do vậy, cha mẹ của những đứa trẻ không dám ngủ mà thường thức cả đêm giao thừa để canh chừng. 

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Có một cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Giao thừa năm đó, có 8 vị Tiên đi qua nhà, đoán trước được yêu quái sẽ gây tai họa với đứa bé này liền hóa thân thành 8 đồng tiền,ở bên cạnh bảo vệ cho cậu bé. Cha mẹ cậu bé thấy vậy liền gói 8 đồng tiền vào giấy đỏ, đặt lên gối con và canh chừng khi cậu bé ngủ. Nửa đêm, yêu quái xuất hiện, khi nó đang đưa tay định xoa đầu cậu bé thì những đồng tiền trên gối bống lóa lên tia sáng vàng sáng rực khiến nó sợ hãi bỏ chạy. Hai vợ chồng thấy vậy, liền vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người nghe.

Người dân từ đó làm theo và phong tục này ngày càng được phổ biến rộng rãi. Cứ đến Tết, người lớn sẽ cho tiền vào những phong bao màu đỏ cho trẻ em với niềm tin rằng những phong bao lì xì sẽ giúp đứa trẻ khỏe mạnh và an lành.

 Ý nghĩa của phong tục lì xì đầu năm trong dịp Tết cổ truyền 

“Lì xì” được cho rằng có phiên âm bắt nguồn từ tiếng Trung, là phiên âm của từ “lợi thị” (利市), có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Bởi vậy người Việt thường tin rằng, tiền lì xì là tiền lộc, mang lại điều tốt, điều lành và sự may mắn cho cả năm.  

Trong ngày mồng 1 Tết, con cháu trong nhà thường nói lời chúc Tết, chúc thọ cùng phong bao lì xì cho ông bà, cha mẹ. Người lớn trong gia đình cũng gửi những phong bao màu đỏ với tiền lấy may, lấy lộc cho con cháu đầu năm với lời chúc quen thuộc “Hay ăn chóng lớn”. 

Không chỉ trong gia đình mà họ hàng, làng xóm khi đến nhà gia chủ chơi cũng thường lì xì khi nhà có trẻ em và ngược lại. Ngoài ra, lì xì còn tượng trưng cho tài lộc, mọi người tin rằng, phát đi hay nhận về càng nhiều bao lì xì, mình sẽ càng phát tài phát lộc. Vì vậy, lì xì luôn là một phong tục tốt đẹp và được mọi người duy trì đến ngày nay.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Cuộc sống ngày càng hiện đại và con người ta đôi khi quên đi những thói quen xưa cũ. Tuy nhiên, tục lệ lì xì vẫn luôn là một nét không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt. Những năm gần đây, mọi người không chỉ gửi gắm lời chúc qua những phong bao đỏ thông thường mà thường dùng những phong bao được thiết kế ý nghĩa, bắt mắt và tạo nên sự háo hức của các em nhỏ.

 

Chuông Mây (t/h)  
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.