Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho thiếu nhi trong tháng 6
(NSMT) - Trong dịp 1/6 và khởi đầu cho tháng hành động vì trẻ em vừa qua, cũng là mở đầu một mùa hè sôi nổi, Công ty sữa Vinamilk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động dành cho trẻ em.
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đến thăm trẻ em
Năm 2024 là năm thứ 17 Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam được Vinamilk thực hiện với việc dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang "niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, nhiều năm qua, chương trình đã là một người bạn đồng hành, chia sẻ sự quan tâm và yêu thương đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong những dịp đặc biệt như 1/6, trung thu, khai giảng...
Vào dịp 1/6 năm nay, Vinamilk và Quỹ sữa đã đến thăm các trung tâm bảo trợ xã hội tại TP. Cần Thơ, nơi đang nuôi dưỡng hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ, cơ nhỡ… Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp trẻ em Cần Thơ được uống sữa theo chương trình Quỹ sữa.
"Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã đồng hành cùng Vinamilk trong chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam được 17 năm. Bên cạnh các đợt uống sữa hằng năm, chúng tôi luôn tổ chức các buổi thăm nom để có thể gần gũi hơn và thấu hiểu hơn những tâm sự, nguyện vọng và ước mơ của các em, cũng là để sâu sát hỗ trợ tốt hơn cho các trung tâm bảo trợ", bà Vũ Thị Thúy Huyền - Phó Giám Đốc quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Tiếp dinh dưỡng cho các "chiến sĩ công an nhí"
Trại hè "Học làm chiến sĩ Công an" năm 2024 được bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài trong vòng 6 tuần. Mỗi khóa học có 8 ngày rèn luyện, sống trong môi trường quân ngũ và trải nghiệm làm những chiến sỹ Công an nhân dân. Năm nay, Vinamilk đồng hành để "tiếp sức dinh dưỡng" với 10.000 sản phẩm sữa, cho các chiến sĩ nhí với gần 10.000 sản phẩm sữa, nước được hỗ trợ trong suốt 5 khóa học, với gần 1.000 trẻ em tham gia.
Đây là một hoạt động rất bổ ích, giúp các con rèn luyện thể lực, kỉ luật, tự lập, và ý chí kiên định để vượt qua những khó khăn. Không chỉ vậy, qua trại hè, các con cũng được nuôi dưỡng thêm về tình yêu quê hương, đất nước. Vinamilk rất vui khi được là "người bạn" mỗi ngày trong balo của các chiến sĩ nhí, tiếp sức để các con hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao - bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc chi nhánh Vinamilk Hà Nội chia sẻ.
Một ngày là "nhân viên siêu nhà máy Vinamilk"
Hàng năm, Vinamilk thường tổ chức cho con em của nhân viên đi tham quan các đơn vị nhà máy và trang trại trực thuộc công ty. Điểm đến của chuyến tham quan năm nay là Nhà máy sữa bột Việt Nam tại Bình Dương - Một trong những siêu nhà máy sữa với công suất khổng lồ và công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay.
Hoạt động này giúp các bé có những trải nghiệm hữu ích, khám phá nơi sản xuất ra những lon sữa bột Vinamilk mà các bé đang uống mỗi ngày. Đây cũng là cách để các "thành viên nhí" của đại gia đình Vinamilk hiểu rõ hơn về công việc của bố mẹ, các vị trí công việc trong nhà máy, từ đó cũng góp phần giúp các con hình dung thêm về công việc tương lai.
Khởi động mùa hè sôi động
Từ năm 2001, Tổ chức Nông lương thế giới FAO chọn ngày 1/6 hàng năm là Ngày sữa Thế giới cũng đồng thời là ngày Quốc tế thiếu nhi, vì vậy hàng năm, Vinamilk đều đồng hành cùng Hiệp Hội Sữa Việt Nam mang đến "Triển lãm Quốc tế ngành Sữa và sản phẩm sữa" nhiều hoạt động đặc biệt hướng đến trẻ em.
Trong không gian màu sắc rực rỡ, Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như nhảy flashmood, kid show, khu vực tô tranh miễn phí dành cho trẻ em, thưởng thức màn biểu diễn điêu luyện của chuyên gia pha chế và tha hồ uống thử các thức uống sáng tạo từ sản phẩm Vinamilk…
Bên cạnh đó, trong khu vực Vinamilk tại sự kiện này, các em được tham gia các hoạt động khuyến khích bảo vệ môi trường như "Đổi vỏ hộp sữa nhận quà xanh từ Vinamilk" hay "Check - in để góp cây cho Cánh rừng Net Zero Vinamilk"…
Cũng hướng đến việc khích lệ tình yêu môi trường, Vinamilk đồng hành cùng chương trình "Đổi rác lấy quà" được tổ chức tại TP. Cần Thơ và dành 150 phần quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên học tập tốt của thành phố nhân dịp này.
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.