Phòng mạch

Thói quen khi rửa bát làm vi khuẩn gia tăng 70 lần

Thứ ba, 18/06/2024, 09:09 AM

Sau khi rửa, nhiều gia đình thường xếp bát đĩa chồng chéo lên nhau, rồi lấy ra khi cần dùng. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm có thể làm tăng số lượng vi khuẩn lên gấp nhiều lần.

Cất bát đĩa sai cách nguy hiểm như thế nào?

Lin Guole, bác sĩ trưởng Khoa Phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh cho biết: “Việc đặt bát đĩa không đúng cách có thể sinh ra virus và vi khuẩn, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình”.

Viện Nghiên cứu Thiết bị Gia dụng (Trung Quốc) từng tiến hành một thí nghiệm. Sau khi rửa bát, họ cất bát đũa theo 2 cách: Nhóm 1 là bát đũa được xếp theo hướng thẳng đứng, nhóm 2 là bát đũa xếp chồng lên nhau. Kết quả cho thấy, số lượng vi khuẩn được tìm thấy trong nhóm 1 là 8.000cfu/bộ; trong khi nhóm 2 là 560.000cfu/bộ - nghĩa là gấp 70 lần.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Sở dĩ như vậy là bởi bát được chồng lên nhau sẽ không khô hoàn toàn. Bảo quản quá lâu dễ sản sinh nấm mốc, làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày…

Hơn nữa, bát, đũa, thìa... là vật dụng cá nhân, nếu chạm vào nhau có thể lây lan virus gây bệnh như Salmonella, Escherichia coli, rotavirus và norovirus có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính. Triệu chứng từ nôn mửa và tiêu chảy đến đe dọa tính mạng trong những trường hợp nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, bát, đũa, thìa là vật trung gian truyền vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), làm tăng nguy cơ loét dạ dày, các bệnh về dạ dày và ung thư dạ dày.

Chính vì thế ngoài việc vệ sinh thì chúng ta cũng cần lưu ý đến việc bảo quản bát đũa. Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nên đặt bát đĩa thẳng đứng để nước thoát ra dễ dàng hơn.

Sai lầm trong rửa bát gây hại cơ thể

Song song với việc bảo quản bát đĩa, việc vệ sinh dụng cụ nấu nướng, chén bát cũng tác động rất lớn tới sức khỏe con người. Các chuyên gia nghiên cứu về an toàn thực phẩm đã chỉ ra những sai lầm mọi người thường mắc.

Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén bát

Theo Yan Zonghai - nhà nghiên cứu chất độc tại Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc): "Đổ nước rửa bát trực tiếp vào chén đĩa bẩn không tăng hiệu quả làm sạch, mà chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa, khó rửa sạch. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng".

Ngoài ra, thói quen này còn làm hỏng mùi vị món ăn cũng như làm bát đĩa mau hỏng, dễ vỡ hơn. Cách tốt nhất là pha một ít nước rửa bát vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa khi đã đeo găng tay.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Giẻ rửa chén không sạch

Các loại dụng cụ rửa chén bát như bọt biển, xơ mướp, lưới rửa bát… rất nhiều vi khuẩn nhưng lại ít được quan tâm thay mới, làm sạch không kỹ vì cho rằng tiếp xúc với nước và dung dịch rửa bát đĩa thường xuyên nên không bị bẩn.

Đại học Giessen ở Đức và Viện Helmtz ở Munich cho thấy trong miếng bọt biển rửa chén và miếng cọ rửa có tới 362 loại vi khuẩn gây bệnh. Mỗi cm vuông trong một miếng bọt biển có thể chứa tới 54 tỉ vi khuẩn, gấp 200.000 lần so với bồn cầu và tương đương với lượng vi khuẩn trong phân người

Ngâm bát đũa quá lâu với nước rửa chén

Nhiều người cho rằng ngâm bát đũa càng lâu trong nước rửa chén thì càng sạch hơn, dễ rửa hơn và khi rửa sẽ nhanh hơn.

Tuy nhiên, quá trình ngâm bát đũa càng lâu khiến lượng vi khuẩn tăng lên theo cấp số nhân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Bởi vì lúc này các hóa chất càng có thời gian để ngấm sâu vào trong các dụng cụ nhà bếp, đồng thời lại có thêm thời gian sản sinh vi khuẩn. Nhất là khi sử dụng các loại bát đĩa kém chất lượng, sau đó xả không đủ kỹ.

Nên rửa bát đĩa ngay sau khi sử dụng, nếu khó rửa hãy dùng nước ấm hoặc ngâm với nước rửa chén cực loãng trong nhiều nhất là 30 phút, tuyệt đối không để qua đêm.

Dùng quá nhiều nước rửa bát

Lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm vì chúng rất khó để làm sạch hết hóa chất. Những loại chất độc này sẽ còn sót lại và thôi nhiễm với đồ ăn sau khi được tái sử dụng. Chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.

Không dùng găng tay khi rửa chén bát

Nhiều người vì chủ quan cho rằng da tay mình khỏe, lành tính hoặc không muốn khó thao tác, sợ rửa bát không sạch nên thường lười đeo găng tay. Không đeo găng tay khi rửa chén bát đang tạo cơ hội cho hóa chất tẩy rửa trong đó làm khô da, bong tróc, ăn mòn và tổn thương lớp biểu bì, móng tay...

Phương Anh  
Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại

Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại

(NSMT) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa phẫu thuật cấp cứu thành công, giữ lại chân trái cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy với tình trạng chấn thương nghiêm trọng.

Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời

Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời

(NSMT) - Từ ngày 11/9 – 13/9/2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp với Quỹ VinaCapital và Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Trà Vinh tổ chức chương trình "Tầm soát bệnh tim bẩm sinh miễn phí” với thông điệp “Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời”.

Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò

Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò

Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp phổ biến có thể xuất hiện do nhiều tác nhân, trong đó có sốt ve mò. Gần đây, các bác sĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công một trường hợp viêm phổi do sốt ve mò – đây là bệnh lý ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa: Mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng

An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa: Mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng

(NSMT) - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2023, có khoảng 295.000 trường hợp tử vong mẹ mỗi năm. Tuy nhiên, những quốc gia có hệ thống y tế đa chuyên khoa phát triển đã giảm thiểu đáng kể tỷ lệ này. Với xu hướng ngày càng tăng của các biến chứng trong thai kỳ, việc hợp tác giữa các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực y tế như sản phụ khoa, nhi khoa và chăm sóc sơ sinh là vô cùng cần thiết.

Cảnh giác với triệu chứng nổi mày đay cấp ở trẻ em

Cảnh giác với triệu chứng nổi mày đay cấp ở trẻ em

(NSMT) - Ngày 4/9, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị phản ứng phản vệ. Đáng chú ý, người bệnh có triệu chứng ban đầu là nổi mày đay (hay còn gọi là mề đay) và ngứa toàn thân, thường được phụ huynh xem nhẹ như dị ứng thông thường.

Độ tuổi nào lão hóa nhanh nhất, làm gì để được trẻ hóa?

Độ tuổi nào lão hóa nhanh nhất, làm gì để được trẻ hóa?

Nghiên cứu mới tiết lộ rằng cơ thể chúng ta lão hóa theo thời gian nhưng trải qua quá trình lão hóa tăng tốc đáng kể ở 2 độ tuổi.

Triển khai kỹ thuật sinh thiết thận để chẩn đoán sớm và điều trị các bệnh lý thận nội khoa

Triển khai kỹ thuật sinh thiết thận để chẩn đoán sớm và điều trị các bệnh lý thận nội khoa

(NSMT) - Kỹ thuật sinh thiết thận được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các tổn thương thận nội khoa. Mới đây, Chuyên Khoa Nội thận tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã triển khai thường quy kỹ thuật này để chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý thận nội khoa đến người bệnh.