Tiền Giang phấn đấu xây dựng Cái Bè là huyện phát triển du lịch hàng đầu của tỉnh
Thời gian qua, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất nặng nề đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch, hộ dân tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Cái Bè. Sự sụt giảm lượng khách du lịch dẫn đến doanh thu trực tiếp từ du lịch bị giảm sâu.
Ước tính từ năm 2021 đến 06 tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến Cái Bè có gần 110.400 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế chiếm 19,2%.
Để từng bước khôi phục lại hoạt động du lịch, nhiều giải pháp kích cầu du lịch đã được Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện.
Trong đó, nhằm phát huy lợi thế du lịch sông nước, miệt vườn, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo tái khởi động Dự án Công viên trái cây Cái Bè gắn với Chợ nổi Cái Bè; đồng thời định hướng kết nối với Chợ lúa, gạo Bà Đắc và quy hoạch phát triển du lịch vườn cây ăn trái để khai thác và làm phong phú tour du lịch Chợ nổi Cái Bè.
Quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Làng cổ Đông Hòa Hiệp; duy trì và phát triển các điểm du lịch làng nghề truyền thống xã Đông Hòa Hiệp, Lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp; đồng thời củng cố và phát triển các tour, tuyến du lịch mới, trong đó có liên kết tour, tuyến với các doanh nghiệp Cù lao Tân Phong, huyện Cai Lậy và xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Ngoài ra, huyện Cái Bè sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo tiền đề để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, từng bước thay đổi tư duy quản lý, tạo ra sức hút mạnh mẽ trong đầu tư phát triển du lịch, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, thân thiện, thu hút du khách... phấn đấu xây dựng Cái Bè là huyện phát triển du lịch hàng đầu của tỉnh.
Huyện Cái Bè hiện có 33 chợ, trong đó, có 05 chợ hạng 2 và 28 chợ hạng 3. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện được mở rộng và phân bố đều ở các xã, thị trấn. Riêng xã Đông Hòa Hiệp và xã An Thái Trung chưa có chợ do nằm gần trung tâm thị trấn Cái Bè và trung tâm các chợ lớn khác.
Đặc biệt, khu vực Bà Đắc được xem là chợ gạo lớn nhất cả nước với trên 70 cơ sở kinh doanh lương thực dọc hai bên Quốc lộ 1A, cung cấp bình quân khoảng 1.000 tấn gạo/ngày đến các tỉnh, thành trong cả nước.
Với những lợi thế trên, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, huyện đã đầu tư trên 35 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa một số chợ nhằm đảm bảo hoạt động mua bán ngày càng văn minh, lịch sự.
Cụ thể, huyện đã sửa chữa, nâng cấp các chợ: Cổ Cò, Thiện Trí, Hậu Mỹ Trinh, Cái Thia, Cầu Xéo, An Thái, Hòa Hưng, Mỹ Lương, Cái Nứa, Tân Thanh, Cà Giăm,... và sửa chữa hệ thống thoát nước chợ An Hữu. Chợ Kinh Kho và chợ Mỹ Tân cũng đang được triển khai thi công nâng cấp mở rộng, sửa chữa theo kế hoạch, dự kiến hoàn thành trong quý 3/2023.
Thời gian tới, huyện Cái Bè tiếp tục đề ra nhiều phương án khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển và quản lý chợ. Trong đó, chú trọng việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động chợ; đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất các chợ để đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và phục vụ tốt nhu cầu dân sinh.
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024
(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau
(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.