Nhịp sống

Trà Vinh: Nông dân huyện Trà Cú chuyển đổi hiệu quả từ đất mía sang lúa - thủy sản

Thứ hai, 22/11/2021, 10:41 AM

Ông Trần Văn Đồng, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết: niên vụ mía năm 2020-2021, diện tích mía giảm còn 862ha. Các diện tích trồng mía được chuyển sang trồng lúa và nuôi thủy sản, trồng màu, cây ăn trái trên 3.000ha. Hiệu quả kinh tế sau chuyển đổi mang lại rất cao so với độc canh cây mía. Các địa phương có diện tích chuyển đổi mạnh là Lưu Nghiệp Anh, Kim Sơn, Hàm Tân...

Nông dân Trì Chí Khang (trái) trao đổi về mô hình lúa - tôm càng xanh được Hội Nông dân tỉnh đầu tư.

Nông dân Trì Chí Khang (trái) trao đổi về mô hình lúa - tôm càng xanh được Hội Nông dân tỉnh đầu tư.

Với giá thu mua mía nguyên liệu thời điểm đầu vụ năm 2021 là 1.100 đồng/kg (10 chữ đường), những năm qua do giá mía liên tục giảm mạnh và chi phí đầu tư tăng cao, người trồng mía ở Trà Cú ít đầu tư chăm sóc cho cây mía, từ đó làm giảm năng suất, chất lượng mía.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú: hiện nay, năng suất bình quân của mía đạt khoảng 80 tấn/ha (hàng năm năng suất đạt 95-100 tấn/ha) và chữ đường bình quân của cây mía trong vụ năm 2020-2021 khoảng 08-8,5… với các khoản chi phí đầu tư: trồng, chăm sóc, thu hoạch... khoảng 73-75 triệu đồng/ha, nhưng với năng suất - chữ đường và giá mía hiện nay thì người trồng mía thua lỗ.

Trước những khó khăn của người trồng mía ở huyện Trà Cú, những năm qua, với các nguồn vốn được Hội Nông dân tỉnh, huyện tập trung đầu tư cho nông dân chuyển đổi sang các hình thức canh tác mới, bước đầu đã đem lại hiệu quả cao cho nông dân vùng trồng mía, như mô hình trồng dừa trên đất mía, lúa - thủy sản (tôm càng xanh) trên đất mía, nuôi dê, bò… trong này, Hội Nông dân tỉnh đã đầu tư 1,5 tỷ đồng với các mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa ở xã Hàm Tân; nuôi bò kết hợp trồng cỏ, dừa xiêm trên đất mía ở xã An Quảng Hữu; nuôi dê và trồng cỏ ở xã Lưu Nghiệp Anh.

Tại xã Lưu Nghiệp Anh, vụ mía năm 2021 - 2022 diện tích xuống giống 467,3ha, giảm 186,5ha so cùng kỳ. Trong năm 2021, nông dân thực hiện chuyển đổi 71,6ha; trong đó, chuyển đổi từ đất trồng mía sang trồng lúa 8,6ha, trồng màu 26,6ha, trồng dừa 12,9ha, cây ăn trái 2,5ha, trồng cỏ 12,3ha, nuôi thủy sản 8,2ha, cây lâu năm khác 0,5ha. Để tận dụng các diện tích chuyển đổi từ đất mía sang, nhiều mô hình sản xuất mới được ngành nông nghiệp và hội nông dân triển khai đầu tư, như mô hình trồng gấc; nuôi tôm càng xanh - lúa ấp Long Thuận, Long Hưng, Lưu Cừ II, diện tích 2,7ha mặt nước; nuôi tôm càng xanh toàn đực diện tích 0,6ha các ấp Vàm, Xoài Lơ, Lưu Cừ II; các mô hình cá thát lát kết hợp sặc rằn…

Bà Sơn Thị Mỹ Trang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tân cho biết: trước đây, địa phương có nghề trồng mía rất lâu năm, do giá mía giảm và hiệu quả mang lại không cao; nhiều diện tích mía được nông dân chuyển sang các hình thức sản xuất khác; trong này, chuyển sang trồng lúa rất nhiều. Năm 2021, địa phương được Hội Nông dân tỉnh đầu tư 500 triệu đồng cho 22 hộ để trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh), trên diện tích 15,8ha, trong này có khoảng 35% diện tích chuyển đổi từ đất mía trong năm 2021. Đối với các hộ đã nuôi thủy sản + lúa trước đây cho hiệu quả kinh tế rất cao. Qua dự án trên, Hội Nông dân xã tiếp tục kiến nghị tỉnh, huyện đầu tư mở rộng thêm 13 hộ, diện tích 12ha.

Nông dân Trì Chí Khang, ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân chia sẻ: gia đình có 0,7ha đất trồng mía, từ năm 2019, gia đình chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh. Từ khi chuyển sang trồng lúa (giống lúa trung mùa Nàng Đỏ), mỗi năm làm được 01 vụ lúa + 01 vụ thủy sản; đạt năng suất khoảng 06 tấn/ha với giá bán 7.000 đồng/kg. Trừ các khoảng, gia đình thu 35 - 40 triệu đồng/0,7ha/năm, nếu so với cây mía cao gấp 06 - 07 lần.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Văn Gáo, Bí thư Chi bộ ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân cho biết: trước đây, ấp Bến Bạ có khoảng 30ha trồng mía, từ năm 2019, diện tích mía giảm còn khoảng 02ha. Các diện tích mía được chuyển đổi sang trồng lúa trung mùa kết hợp nuôi thủy sản. Trong ấp có tới 90% là đồng bào Khmer sinh sống, qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các hộ đều có thu nhập cao so với cây mía, đời sống của người dân có bước phát triển rất lớn, hộ nghèo của ấp chỉ còn dưới 02%.

HỮU HUỆ

Bài gốc trên TraVinhOnline

Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

(NSMT) - UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú.

Cụm công nghiệp 100% vốn FDI đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng

Cụm công nghiệp 100% vốn FDI đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng

Sau một thời gian xây dựng, Dự án Cụm công nghiệp 100% vốn FDI đầu tiển của tỉnh Sóc Trăng có diện tích 53,9 ha chính thức đưa vào hoạt động...

Cần Thơ tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Gìn giữ cội nguồn - Lan tỏa bản sắc dân tộc

Cần Thơ tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Gìn giữ cội nguồn - Lan tỏa bản sắc dân tộc

Hướng về ngày lễ trọng đại của dân tộc - Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), thành phố Cần Thơ sẽ tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, trang trọng và đậm đà bản sắc dân tộc theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời phát huy truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương.

Bộ Công an tặng 700 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu

Bộ Công an tặng 700 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu

(NSMT) - Ngày 3/4, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ trao tặng nhà, bàn giao kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Cháy lớn ở Kiên Giang, thiêu rụi 6 căn nhà tạm

Cháy lớn ở Kiên Giang, thiêu rụi 6 căn nhà tạm

Một dãy nhà tạm ven sông ở phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bất ngờ xảy cháy lớn. Lực lượng chức năng địa phương hiện đã khống chế được lửa và phun nước dập tắt hoàn toàn.

Cà Mau: Xây dựng 2.900 căn nhà xã hội đến năm 2030

Cà Mau: Xây dựng 2.900 căn nhà xã hội đến năm 2030

(NSMT) - Ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký Kế hoạch về việc xây dựng và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.

Về Sóc Trăng thưởng thức mận MST...

Về Sóc Trăng thưởng thức mận MST...

Nhiều năm qua, nhà vườn ở Sóc Trăng đã có nhiều tìm tòi, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và đã cho hiệu quả cao. Trong đó có mô hình trồng giống mận hồng MST...