Nhịp sống

Bác sĩ nói gì về "thời gian vàng" trong điều trị đột quỵ?

Thứ sáu, 11/06/2021, 10:35 AM

Khi cấp cứu và điều trị đột quỵ các bác sĩ thường nhắc đến "thời gian vàng". Điều này có ý nghĩa gì?

Chia sẻ tại một buổi hội thảo mới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, không phải tất cả mọi bệnh viện đều có thể chữa được đột quỵ kể cả ở các nước phát triển hay tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tất cả các bác sĩ sau khi học 6 năm trong ngành Y đều có thể chẩn đoán ban đầu bệnh nhân có bị đột quỵ hay không nhưng không phải bác sĩ nào khi chẩn đoán được đột quỵ là có thể điều trị tốt cho bệnh nhân. Việc chữa trị phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố khác và việc điều trị đột quỵ không phải nơi nào cũng giống nhau.

dsc_6555_qssu-14313744

Các bác sĩ ở Bệnh viện Đột quỵ – Tim mạch Cần Thơ đang can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ

Điều kiện để điều trị tốt cho bệnh nhân đột quỵ

Bác sĩ Cường cho rằng, yếu tố nhân lực, đội ngũ chuyên môn là điều kiện cần và không thể thiếu trong tất cả các mô hình điều trị đột quỵ. Đối với một trung tâm đột quỵ/bệnh viện đột quỵ để đạt chuẩn trong điều trị bắt buộc phải có tối thiểu 5 chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Can thiệp nội mạch.

Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu: Nếu bệnh nhân đột quỵ đến mà không có bác sĩ hồi sức cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, nếu không cấp cứu kịp thời thì chỉ cần 4 phút bệnh nhân đã tử vong.

Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh: Nếu có tất cả các thiết bị như CT scan, MRI... mà không có bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để đọc phim 24/24 thì không thể chẩn đoán được được sớm nhất cho bệnh nhân.

Chuyên khoa Nội thần kinh: Các bác sĩ nội thần kinh giúp đánh giá, phân loại đột quỵ như nhồi máu não hay xuất huyết não, đánh giá thang điểm glasgow, khám để loại trừ bệnh nhân có phải đột quỵ hay không.

Chuyên khoa Ngoại thần kinh: Trong trường hợp bệnh nhân có xuất huyết, túi phình, dị dạng, nhồi máu não diện rộng... khi đó bác sĩ ngoại thần kinh sẽ tham gia vào việc mở sọ giải ép, dẫn lưu não thất... Nếu đơn vị đột quỵ mà không có bác sĩ ngoại thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Can thiệp mạch máu: Nếu một trung tâm đột quỵ/bệnh viện đột quỵ mà không có bác sĩ Can thiệp nội mạch sẽ có đến 30% bệnh nhân tử vong nếu bệnh nhân có những tắc nghẽn mạch máu lớn.

img_20210222_163323-16353123-copy-14315194

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhân.

Trong một bệnh viện, bắt buộc nhà lãnh đạo phải chuẩn bị được 5 nguồn nhân lực đó, phải xem vai trò của các chuyên khoa là như nhau, không có chuyên khoa nào quan trọng hơn chuyên khoa nào, phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng cùng đặt sinh mạng bệnh nhân lên hàng đầu.

Song song với điều kiện về con người, trung tâm/bệnh viện đột quỵ còn phải có điều kiện đủ về cơ sở vật chất. Phải có máy móc trang thiết bị hiện đại như 2 máy MRI, 1 máy chụp mạch máu xóa nền DSA, 10 máy thở, hoặc ít nhất phải có CT để chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết não hay nhồi máu não, CT phải đa lát cắt, phải chụp được thuốc tương phản cho bệnh nhân.

Để hoạt động một mô hình trung tâm/bệnh viện đột quỵ đòi hỏi sự đầu tư rất lớn, vì vậy không phải bệnh viện nào cũng có đủ những thiết bị này.

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ

Theo Bác sĩ Trần Chí Cường, một yếu tố quan trọng quyết định việc cấp cứu thành công cho bệnh nhân đột quỵ là mốc thời gian vàng.

Khi một trường hợp đột quỵ đã có những dấu hiệu rõ ràng, các bác sĩ khuyến cáo người dân không đi đến một nơi mà không điều trị đột quỵ như tuyến xã, tuyến huyện. Ngược lại khi bệnh nhân còn tỉnh táo như tê yếu, nói khó, miệng méo... cần nên đến ngay Trung tâm đột quỵ hoặc Bệnh viện đột quỵ gần nhất để được cứu chữa một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đa số người dân còn lơ là chủ quan, cho rằng bệnh nhẹ, tự ở nhà theo dõi đến khi bệnh hôn mê, mất tri giác... mới đưa đến bệnh viện, như vậy vô hình chung đã mất đi thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ.

Bác sĩ Cường nhấn mạnh: “Bệnh nhân đột quỵ cần đến trung tâm y tế có cấp cứu đột quỵ gần nhất chứ không phải trung tâm y tế gần nhất. Vì trung tâm y tế gần nhất nếu không có cấp cứu đột quỵ sẽ càng làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Chỉ trong một trường hợp tiên quyết khi người bệnh mất tri giác, hôn mê sâu, thở khó, hoặc cần một hồi sức hỗ trợ đường thở cấp tính, khi đó cần phải đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu ban đầu nhằm bảo vệ đường thở cho bệnh nhân, sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có cấp cứu đột quỵ gần nhất”.

Bác sĩ Cường cũng khuyến cáo, để giảm thiểu bệnh đột quỵ, cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là giảm rượu bia, giảm thuốc lá, luyện tập thể dục thường xuyên, tránh thừa cân béo phì, kiểm soát huyết áp, chủ động tầm soát nếu có những triệu chứng bất thường như tê yếu tay chân, nói đớ, nói ngọng, nói khó…

Cũng theo chuyên gia này, việc nâng cao hiểu biết về các dấu hiệu, các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng tránh sẽ tốt hơn so với việc khi đột quỵ rồi mới quan tâm điều trị ở đâu và như thế nào.

Kim Thoại  
Khai mạc Lớp tập huấn chuyên môn và Kỳ thi thăng đẳng Taekwondo quốc gia khu vực miền Nam năm 2024 tại Cần Thơ

Khai mạc Lớp tập huấn chuyên môn và Kỳ thi thăng đẳng Taekwondo quốc gia khu vực miền Nam năm 2024 tại Cần Thơ

(NSMT) - Ngày 9/5, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam, Liên đoàn Taekwondo Thành phố Cần Thơ tổ chức Lớp tập huấn chuyên môn và Kỳ thi thăng đẳng Taekwondo quốc gia khu vực miền Nam năm 2024 từ ngày 09 đến ngày 12/5/2024 tại Nhà thi đấu đa năng – Trung tâm Thể dục thể thao Thành phố Cần Thơ.

Công an TP. Sóc Trăng kiểm tra đột xuất an toàn giao thông tại các trường học

Công an TP. Sóc Trăng kiểm tra đột xuất an toàn giao thông tại các trường học

(NSMT) - Báo cáo với đoàn kiểm tra, đại diện Sở GD - ĐT Sóc Trăng thông tin: Trong quý I, Sở GD-ĐT đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(NSMT) - Sáng 7/5, tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đã long trọng diễn ra Lễ kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sóc Trăng: Đồng bào dân tộc thiểu số tạo mọi điều kiện để con em được đến trường

Sóc Trăng: Đồng bào dân tộc thiểu số tạo mọi điều kiện để con em được đến trường

(NSMT) - Huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện, lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây cũng là đơn vị cấp huyện đầu tiên tổ chức đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số.

Công an TP Cần Thơ tăng cường tuyên truyền pháp luật về giao thông

Công an TP Cần Thơ tăng cường tuyên truyền pháp luật về giao thông

(NSMT) - Theo Công an TP Cần Thơ, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân về an toàn giao thông (ATGT), công an các đơn vị, địa phương thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức.

LLVT tỉnh Kiên Giang: Hỗ trợ gần 50m3 nước sinh hoạt cho người dân vùng biên giới

LLVT tỉnh Kiên Giang: Hỗ trợ gần 50m3 nước sinh hoạt cho người dân vùng biên giới

(NSMT) - Trước tình hình hạn hán xâm nhập mặn kéo dài, ngày 6.5.2024 Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã tiếp tục tổ chức cung cấp, hỗ trợ nước sinh hoạt cho bà con nhân dân trên địa bàn biên giới huyện Giang Thành. Đây là những giọt nước đầy nghĩa tình mà cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh san sẻ đến người dân những vùng khó khăn.

Công an TP Cần Thơ giữ vững an ninh trật tự trên không gian mạng

Công an TP Cần Thơ giữ vững an ninh trật tự trên không gian mạng

(NSMT) - Với vai trò là lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, từ đầu năm 2024 đến nay, Công an TP Cần Thơ chủ động phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực trên các mặt công tác liên quan. Qua đó, đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), giữ gìn bình yên thành phố.