Xưa - Nay

Bông lúa ma mùa nước nổi trên Đồng Tháp Mười

Thứ sáu, 29/07/2022, 23:21 PM

(NSMT) - Về xứ sở đất Sen hồng ngay vào mùa nước nổi chắc chẳng ai có thể bỏ qua được những món ngon từ sản vật miệt đồng từ trên cây xuống dưới nước, nhưng có lẽ cơm gạo lúa ma sẽ ghi dấu ấn nhiều nhất, những hạt gạo từ bông lúa ma đã nuôi lớn biết bao thế hệ người dân quê.

Người miền Tây thực sự gây ấn tượng trong cách gọi tên các sự vật hiện tượng bằng lối dân dã, chân phương, chẳng hạn như gọi chợ "âm phủ" vì khu chợ này hoạt động ban đêm nhưng vui như hội, kêu bông súng "ma" bởi chúng lớn lên ngon ngọt theo con nước hay bông lúa "ma" cũng vậy, nước dâng cao đến đâu lúa sẽ vươn đến đó và chỉ có thể thu hoạch ban đêm.

Bà con tranh thủ ăn sáng cho ấm bụng sau buổi thu hoạch lúa ma. (Ảnh: Internet)

Bà con tranh thủ ăn sáng cho ấm bụng sau buổi thu hoạch lúa ma. (Ảnh: Internet)

Trên miệt đất Đồng Tháp biết bao nhiêu đặc sản mà nói, càng vào mùa nước nổi càng hấp dẫn, những đàn cá linh non đầu nguồn kéo nhau đổ về, bông điên điển cũng cứ thế trổ vàng, bông súng vươn dài theo dòng nước lũ,... cũng vào lúc này đêm đêm bà con lại kéo nhau đi đập lúa "ma" mang về "cứu đói". Lúa ma có hương vị đặc biệt thơm ngon, hạt gạo nhỏ dài và ăn vào nghe dẻo như nếp nên có nhiều người lớn tuổi thu được thường để dành đó chờ con cháu xa quê lâu ngày về nấu cho ăn cho biết mùi quê hương.

Lúa ma hay còn được gọi là lúa cỏ năng suất rất thấp, khi trổ bông thoạt nhìn không khác gì cỏ dại nên ở các địa phương khác trồng lúa khi xuất hiện lúa ma khiến bà con nông dân đau đầu vì mùa màng thất bát và tìm cách diệt. Tuy nhiên, tại vùng Đồng Tháp Mười, những bông lúa ma màu vàng xanh, cuối các hạt lúa nhỏ, dẹt là cái đuôi màu tím dài, tựa những chiếc chông nhọn đâm tua tủa lên nền trời, ở đây lúa ma được xem như một dấu ấn lịch sử từ khi đất nước còn chưa thống nhất và khu vực vườn quốc gia Tràm Chim hiện đang có khoảng 800ha vẫn gìn giữ giống lúa này. Tại đây, đồng lúa ma cũng chính là nơi trú ngụ cho phần lớn các loài chim, loài cá và hạt lúa ma đã cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho chúng.

Lúa ma Tràm Chim là nơi trú ngụ và cung cấp thức ăn chủ yếu cho nhiều loài chim, loài cá. (Ảnh: Internet)

Lúa ma Tràm Chim là nơi trú ngụ và cung cấp thức ăn chủ yếu cho nhiều loài chim, loài cá. (Ảnh: Internet)

Lúa ma còn được coi là loại thực vật hoang dã huyền thoại và là nguồn gen quý cần được bảo tồn ở Đồng Tháp Mười, theo lời kể của những người lớn tuổi địa phương, lúa ma đã xuất hiện từ rất lâu rồi, chúng đã có mặt từ những năm trước ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, gạo lúa ma đã giúp bao người no bụng lấy sức chống giặc. Một vài người kể thêm, khi chiến tranh, quân địch ngăn chặn các cửa ngõ không thể ra vào, lương thực bị cắt người dân chỉ có thể sống nhờ vào lúa ma, có những người đã từng ăn cơm lúa ma suốt mấy tháng ròng. Khi đó, những vạt lúa ma ở ven các con sông cứ thế lớn theo con nước mênh mông chẳng sợ sâu bọ và nuôi sống bao người.

Lúa ma còn đặc biệt ở chỗ mỗi lần chỉ chín vài hạt vào ban đêm, để thu hoạch được lúa ma bà con phải đi vào buổi khuya làm sao để kịp xong lúc nắng lên vì khi trời sáng và bắt đầu nắng những hạt lúa chín sẽ rụng mất. Lúa ma không thu hoạch bằng cách gặt bình thường mà bà con phải tự chế ra công cụ đập lúa gọi là mê bồ, những ai đi thu hoạch lúa ma đều phải thật khỏe mạnh, một người cầm sào chống, còn người kia điều khiển cần đạp nhịp nhàng làm bông lúa chín rơi vào xuồng. Những hạt xanh còn lại sẽ tiếp tục chín vào đêm hôm sau, cứ vậy mà có khi mỗi mùa nhiều gia đình đập được cả tấn lúa. Khi đất nước còn chinh chiến, lúa gạo thường không đủ để cho tất cả mọi người, bông lúa ma nơi đây chính là vị cứu tinh cứu đói cho cả quân và dân trong vùng nên còn có nhiều người gọi lúa trời.

Đoàn thuyền nối đuôi nhau về sau khi xong buổi đạp lúa ma. (Ảnh; Internet)

Đoàn thuyền nối đuôi nhau về sau khi xong buổi đạp lúa ma. (Ảnh; Internet)

Lúa ma là một loại sản vật quý, món "lộc trời" vô cùng độc đáo tại Đồng Tháp Mười, là loại cây thân cỏ rất hiếm vươn lên phát triển được trên đồng nước mênh mông mùa nước lũ xứ này, lúa ma còn được xem là biểu tượng của sự sống gang thép, kỳ tích của vùng đất, con người quê hương Ðồng Tháp kiên cường, luôn biết cách tồn tại, thích nghi và thành công giữa những khó khăn, nghiệt ngã. Đặc tính của lúa ma sẽ là nền móng quan trọng để nghiên cứu lai tạo ra giống lúa có khả năng chịu ngập, chịu hạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa vựa lúa đồng bằng. Hiện nay, 800ha lúa ma tại Vườn quốc gia Tràm Chim được bảo tồn là sản vật quan trọng, đặc trưng riêng có nhằm thu hút khách du lịch của vùng Đồng Tháp Mười.

Mộc An (T/H)  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.