Ăn gì

Năn bộp - món quà từ vùng đất phèn mặn

Thứ ba, 26/07/2022, 20:25 PM

(NSMT) - Ở miệt Cửu Long có vô vàn sản vật được mẹ thiên nhiên ban tặng, đối với người dân vùng đất nhiễm phèn, nhiệm mặn xứ Sóc Trăng, Bạc Liêu sẽ không thể nào không kể đến món quà quê gây mê mẩn bao người chính là cây năn bộp.

Củ năng được trồng nhiều ở khu vực có khi hậu lạnh như Trung du Bắc Bộ hay các tỉnh thành Tây Nguyên như Đà Lạt, Kon Tum, Đăk Lăk,... do đặc tính chịu nhiệt tốt. Củ năng là món ăn vặt hoặc được chế biến trong bữa cơm gia đình đã quá quen thuộc với nhiều người, gọt vỏ ăn sống, làm mứt, nấu chè, hầm canh hay làm topping trà sữa, đồ uống ưa thích của giới trẻ,... có nhiều cách khác nhau và đều rất phổ biến. Tuy nhiên đó là đối với củ năng, còn đối với thân cây năng có lẽ không phải ai cũng biết và sử dụng chúng một cách đa dạng.

Người miền Tây thu hoạch đọt năng nhiều hơn mầm hoặc củ năng (Ảnh: Internet)

Người miền Tây thu hoạch đọt năng nhiều hơn mầm hoặc củ năng (Ảnh: Internet)

Đối với người dân miền Tây sông nước trù phú là vậy nhưng cũng có nhiều nơi đất trũng nhiễm phèn, nhiễm mặn khiến bà con nông dân không thể canh tác được bất kỳ loại cây trồng nào khác, cuộc sống vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Song, ông trời thật sự không lấy hết của ai cái gì, những vùng đất này không thể trồng lúa nhưng bù lại cây năng cứ thế sinh sôi như một loài cây hoang dại và được đem về chế biến thành nhiều món ăn vô cùng ngon miệng. Theo lời kể dân gian, nơi những vùng đất phèn mặn từ xưa không thể làm gì được, vì khó khăn mà nhiều người phải bỏ xứ đi, những bãi năng chỉ có trẻ chăn trâu qua lại và một số người dân cố bám trụ quê hương vì đói nên bẻ năng lột lấy phần đọt ăn sống qua ngày.

Năn bộp được chế biến thành các món ăn đa dạng (Ảnh: Internet)

Năn bộp được chế biến thành các món ăn đa dạng (Ảnh: Internet)

Chạy dọc đường quốc lộ về phía Cà Mau, đi ngang khu vực Ngã Năm (Sóc Trăng) hay Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) và về tới một số địa phương ở Cà Mau thấy những đám năng ngút ngàn trải dài cao quá đầu người ngâm sâu trong bùn lầy và lớn lên. Cây năng còn được gọi cỏ năng, năn bộp hay năn ngọt có phần thân suông tròn, ruột rỗng xốp, khi đập phát ra tiếng bộp nên được gọi là năn bộp dùng để chế biến món ăn.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, năn bộp xuất hiện nhiều nhất ở Sóc Trăng và Bạc Liêu, năn bộp còn được coi như sản vật "lộc trời" ban tặng vùng đất phèn mặn, đến nay loài "cỏ dại" này còn trở thành đặc sản quê hương trên bàn tiệc sang trọng trên đất Sài Thành.

Những bãi năn bộp ngâm mình trong nước (Ảnh: Internet)

Những bãi năn bộp ngâm mình trong nước (Ảnh: Internet)

Loài cỏ dại là "lộc trời" mùa sa mưa miền Cửu Long sinh sôi ngút ngàn nhất là vào khoảng tháng 4 âm lịch, từng bãi mọc hoang dại không cần chăm bón nhưng lại cho hương vị giòn xốp đặc biệt khó quên. Thay vì sử dụng củ năng hay mầm năng như những nơi khác, người miền Tây chủ yếu thu hoạch đọt năng chế biến ra nhiều món như gỏi, làm dưa chua, nhúng lẩu hoặc thậm chí ăn sống.

Những người con xa quê lâu ngày về chẳng cần gì cao sang, đôi khi chỉ là vài món dân dã đậm miền xứ sở, dĩa dưa chua đọt năng, đọt năng xào tôm đất thơm ngọt cũng đủ nao lòng. Nhìn những đọt năng non mởn, trắng mỡ chính là thành quả lao động vất vả của bà con nông dân, cả một ngày miệt mài trầm mình dưới nước sình bẻ cây năng, sau đó mới lột tách các lớp vỏ cứng bên ngoài để cho ra bó năng ngon mắt.

Đọt năng nõn nà bên trong lớp vỏ cứng cáp nhuốm bùn (Ảnh: Internet)

Đọt năng nõn nà bên trong lớp vỏ cứng cáp nhuốm bùn (Ảnh: Internet)

Bà con thu hoạch năn bộp vào mùa nước nổi, lúc này cây năng sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khi mùa mưa kết thúc cũng chấm dứt mùa năng. Bởi vậy, dù đi đường xa mùa này rất cực nhưng nhiều người vẫn khoái chạy xe về quê, đội mưa cũng được nhưng về đến nhà đã được mẹ chờ sẵn trên mâm cơm nóng hổi với những đặc sản mùa nước lũ, dĩa năng xào tép còn nóng hổi bốc khói nghi ngút có mùi tiêu nồng xộc lên mũi đã đủ ấm lòng. Quây quần bên mâm cơm gia đình còn có ông bà, cha mẹ, có anh chị em cùng các món ăn quê mẹ nấu, có tiếng mưa tí tách rơi ngoài hiên nhà là điều tuyệt vời nhất đối với mỗi người.

Đọt năng xào tép ngon mê lòng (Ảnh: Internet)

Đọt năng xào tép ngon mê lòng (Ảnh: Internet)

Đọt năng có thể để ăn sống chấm với các món kho, cá rô chiên giòn, cá trê hay cá lóc nướng trui để cảm nhận hết hương vị ngọt ngào xen chút the the của mùi đất sình đã ngấm trong da thịt loại "cỏ dại" này. Dưa chua đọt năng muối được làm vào dịp Tết ăn cùng thịt kho, bánh tét giúp đỡ ngán hơn, khi chua quá ăn không kịp còn có thể đem xào như dưa cải chua cũng không tồi. Hay như năng xào tép bạc, tôm đất lột vỏ rắc thêm miếng tiêu, miếng hành lá xắt nhuyễn cũng rất bắt cơm, sang hơn chút nữa có món cháo gỏi hoặc trộn gỏi không thôi cũng hấp dẫn, gỏi gà, gỏi vịt, gỏi tôm thịt đọt năng,... nghe thôi đã không cưỡng lại được. Tiếp theo phải kể đến đọt năng nhúng lẩu, lẩu ngọt hay lẩu chua đều có thể ăn với đọt năng và tạo ra hương vị đặc trưng không bị hòa tan vào bất kỳ hương vị nào khác, nươc lẩu ngọt hay chua đọt năng cũng vẫn có độ giòn xốp nhất định. Đọt năng còn được đem đi làm nhân bánh bèo cùng thịt vịt bằm có vị ngọt thơm riêng biệt không phải lúc nào cũng có.

Đã có một thời, cây năng bị phá bỏ để trồng lúa nhưng không được, ngược lại khi năng ăn không hết bà con đem bán cho thương lái được giá cao nên phấn khởi hơn, cùng với đó, cuộc sống phát triển, nhu cầu tìm lại những món rau quê càng nhiều nên bà con đã mở rộng thêm diện tích trồng năng để tăng thêm thu nhập, đồng thời lưu giữ món sản vật quê hương.

Mộc An  
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.

Độc đáo bánh bò da lợn

Độc đáo bánh bò da lợn

Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.

Mùa cá bống sao

Mùa cá bống sao

Nhà tôi ngày xưa nằm cạnh mé sông khu rừng ngập mặn. Tuổi thơ tôi gắn bó với sông nước bùn lầy đầy ắp kỷ niệm, những món ăn từ thiên nhiên ban tặng đã thổi hồn quê vào trong tôi thấm đẫm yêu thương. Mưa... mưa đưa tôi miên man nhớ về khung trời 40 năm trước với mùa cá bống sao.

Về miền Tây ăn bông điên điển

Về miền Tây ăn bông điên điển

Cứ đến mùa nước nổi, bông điên điển trở thành đặc sản trong các món ngon dân dã của người miền Tây. Mùa này, khi đến miền Tây, du khách có thể thưởng thức đa dạng các món ăn có bông điên điển, từ gỏi, xào, canh, bún đến lẩu.

Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?

Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?

Rằm tháng 7 năm 2024 vào chủ nhật, ngày 18/8 dương lịch. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h ngày 15/7 âm lịch.

Đánh thức “người tình” L’amant Coffee sau 34 năm ngủ yên

Đánh thức “người tình” L’amant Coffee sau 34 năm ngủ yên

(NSMT) - Tọa lạc tại 390H đường Trần Nam Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, L’amant Coffee 1975 hứa hẹn sẽ là không gian tuyệt vời cho những câu chuyện phiếm giữa lòng “Paris thu nhỏ”.