Xưa - Nay

Cà Mau: Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer, huyện Thới Bình trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ ba, 05/04/2022, 17:12 PM

(NSMT) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ đối với thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”.

Trống lớn (Skor Thom) hay còn gọi là Skor Chi, là loại trống lớn nhất của đồng bào người Khmer thường cất giữ ở các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, người Khmer xem trống lớn là vật linh thiêng, báu vật…

Trống lớn người Khmer sử dụng rất nhiều trong lao động sản xuất, âm nhạc, phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội…. Trống lớn cũng là phương tiện thông tin trong thời gian nhập hạ của các vị sư. Khi nhà sư nhập hạ ba tháng thường đánh trống báo tin đến đồng bào Phật tử.

Nghệ thuật nhạc trống lớn là thể loại nghệ thuật âm nhạc đặc biệt của cộng đồng dân tộc Khmer Cà Mau.

Nghệ thuật nhạc trống lớn là thể loại nghệ thuật âm nhạc đặc biệt của cộng đồng dân tộc Khmer Cà Mau.

Trống lớn (Skor Thom) là loại nhạc khí màng rung gõ đã có từ lâu đời trong đời sống cộng đồng dân tộc Khmer Cà Mau, người Khmer Cà Mau sử dụng dàn nhạc trống lớn (Plêng Skor Thom) ở các nghi lễ, lễ hội lớn ở chùa như: Lễ An vị tượng Phật, lễ đắp núi cát ở đêm cuối Tết Chol Chnam Thmay, lễ nhập hạ và ra hạ của các vị sư, lễ khánh thành ngôi tháp, lễ hội Ok Om Bok, lễ Sene Đôl ta, lễ vào chùa tu, Pithi chol A-Reat (lễ mời thần A-Reat), Neak ta, lễ cầu an trong Phum, Srok hoặc ở ngôi chùa,…

Nhìn chung các nghi lễ, lễ hội lớn tại ngôi chùa và lễ tang đều được sử dụng dàn nhạc trống lớn (Plêng Skor Thom). Lễ tang thường đi thỉnh trống lớn ở chùa về làm lễ, nhưng đôi khi chỉ có trống mà không có dàn nhạc trống lớn là bởi vì gia đình kinh tế khó khăn, mặc dù các nghệ nhân miễn phí nhưng vẫn lo ngại.

Nghệ thuật nhạc trống lớn (Plêng Skor Thom) là thể loại nghệ thuật âm nhạc khá đặc biệt được sử dụng trong nhiều lễ hội, với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nghệ thuật nhạc trống lớn tùy theo từng bối cảnh nghi thức, nghi lễ mà các nghệ nhân cùng chơi những bài bản có giai điệu buồn bã, tang tóc, tiết tấu chậm rãi, dìu dặt trong lễ tang; giai điệu trầm hùng, vang vọng chiến thắng trong lễ hạ thủy đua ghe ngo; giai điệu nhẹ nhàng, hạnh phúc trong lễ cưới; giai điệu thanh thoát, hướng thiện trong các lễ nghi tôn giáo…

Đặc biệt hơn cả là trong lễ tang, dàn nhạc trống lớn đóng vai trò rất quan trọng trong lúc diễn tấu, mỗi nhịp trống phát ra có âm thanh trầm và vang xa là để thể hiện sự rung động cảm xúc xót thương đến người đã khuất.

Theeo Hồng Lĩnh / Cổng TTĐT Cà Mau  
Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

Những bông hoa tài năng nở rộ trong vườn hoa nghệ thuật tài tử - cải lương Cà Mau

(NSMT) – Vừa qua, tại Trung văn hóa tỉnh Cà Mau đã diễn ra vòng thi chung kết Tài năng tài tử - cải lương tỉnh năm 2023. Các thí sinh thi diễn truyền lửa hết mình vì đam mê nghệ thuật không bao giờ tắt, vì bộ môn nghệ thuật mang đậm hồn cốt của dân tộc.

Bảo tàng tỉnh Cà Mau bền bỉ lưu giữ dấu ấn thời gian

Bảo tàng tỉnh Cà Mau bền bỉ lưu giữ dấu ấn thời gian

(NSMT) - Trong năm 2023, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động. Đây được xem là tiền đề cơ bản để năm 2024 tiếp tục những thành công mới trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.