Dấu hiệu đặc thù nhận biết mức độ trầm cảm
Bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, suy nghĩ, hành động và kéo theo những vấn đề về thể chất và tinh thần, nghiêm trọng hơn là người mắc bệnh trầm cảm có thể tự hủy hoại bản thân.
Bệnh trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 18 - 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc của mỗi quốc gia.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trung bình mỗi năm bệnh trầm cảm cướp đi 850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Ước tính, có khoảng 3 - 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25% Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
Bác sĩ Trần Hoàng Tiến - Học viện Quân y cho biết, theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5), tiêu chuẩn chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm là 5 triệu chứng (hoặc hơn) trong số các triệu chứng dưới đây. Đồng thời, chúng được biểu hiện trong thời gian 2 tuần và có sự thay đổi mức độ chức năng. Trong đó, có ít nhất 1 trong các triệu chứng là khí sắc giảm hoặc mất thích thú/ sở thích.
- Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày hầu như hàng ngày: Bệnh nhân nhận biết (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng); Bệnh nhân được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân thường xuyên khóc).
- Giảm sút rõ ràng các thích thú/ sở thích với tất cả hoặc hầu hết các hoạt động, thể hiện phần lớn thời gian trong ngày (bệnh nhân tự nhận biết hoặc từ sự quan sát của người khác).
- Giảm cân khi không ăn kiêng hoặc tăng cân không kiểm soát (ví dụ: thay đổi hơn 5% khối lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng hầu như hàng ngày. Lưu ý: Trẻ em mất khả năng đạt được khối lượng cần thiết.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hàng ngày.
- Kích động hoặc vận động tâm thần chậm.
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hàng ngày.
- Có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầu như hàng ngày.
- Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu như hàng ngày (bệnh nhân tự thấy hoặc người khác nhận thấy).
- Ý nghĩ về cái chết, ý định tự sát tái diễn không có kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể để tự sát thành công.
Các mức độ trầm cảm
Bác sĩ Tiến cho biết, bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng.
Trầm cảm mức độ nhẹ: Bệnh nhân có 5 - 6 triệu chứng đủ để chẩn đoán. Các triệu chứng này ít ảnh hưởng đến chức năng lao động, xã hội của bệnh nhân.
Trầm cảm mức độ vừa: Bệnh nhân có 7 - 8 triệu chứng, ảnh hưởng đến chức năng lao động xã hội rõ ràng.
Trầm cảm mức độ nặng: Bệnh nhân có tất cả 9 triệu chứng, các chức năng xã hội, nghề nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng. Bên cạnh đó có một số đặc điểm khác biệt như: Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát.
Từ ý nghĩ tự sát, bệnh nhân sẽ có hành vi tự sát. Bác sĩ Tiến nhấn mạnh, cần lưu ý rằng có đến 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm, vì vậy không được xem thường triệu chứng này. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm cần phải điều trị nội trú cho các bệnh nhân trong khoa tâm thần.
Theo đó, mật độ và ý định tự sát có thể rất khác nhau. Một số bệnh nhân có ý định tự sát ít nghiêm trọng, có thể ý định tự sát chỉ mới ập đến (chỉ 1 - 2 phút) mà trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết.
Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/ tuần), họ có thể cân nhắc kĩ càng trước khi hành động.
Một bệnh nhân tự sát có thể chuẩn bị vật chất (ví dụ: vũ khí hoặc chất độc) để sử dụng cho hành vi tự sát, có thể xác định chỗ và thời điểm họ chỉ có một mình để có thể tự sát thành công.
Họ có thể lập kế hoạch thực tế để đảm bảo tự sát sẽ kết thúc bằng cái chết, bệnh nhân có thể tích trữ thuốc, mua thuốc độc, dây thừng… có thể viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự sát của họ.
Đặc biệt, khi tự sát bất thành thì động lực tự sát những lần sau của bệnh nhân vô cùng mạnh mẽ.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch
(NSMT) - Vừa qua, khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã tiếp nhận sản phụ V.T.B.N (32 tuổi ở Tiền Giang) được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch.
Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi
(NSMT) - Ngày 11/10, lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho cụ ông 74 tuổi có khối u gan, kích thước lớn khoảng 5x6 cm ở vị trí rất khó thực hiện.
Lợi ích của oxy cao áp trong đời sống
(NSMT) - Trung tâm oxy cao áp có địa chỉ tại số 32 Tiền Lân 14, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là trung tâm duy nhất tại TP.HCM điều trị bệnh không dùng thuốc mà dùng oxy ở áp lực cao để chữa trị bệnh.
Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại
(NSMT) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa phẫu thuật cấp cứu thành công, giữ lại chân trái cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy với tình trạng chấn thương nghiêm trọng.
Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời
(NSMT) - Từ ngày 11/9 – 13/9/2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp với Quỹ VinaCapital và Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Trà Vinh tổ chức chương trình "Tầm soát bệnh tim bẩm sinh miễn phí” với thông điệp “Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời”.