Dinh dưỡng

Dinh dưỡng ở độ tuổi dậy thì

Thứ hai, 21/02/2022, 14:03 PM

(NSMT) - Dậy thì là lúc trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng lên, gây ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ.

 Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì là gì?

Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phải trải qua nhiều thay đổi về nhiều khía cạnh khác nhau như về mặt sinh học, thể chất và tâm lý. Lúc này, con bạn sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng về mặt chiều cao. Thường trẻ ở tuổi dậy thì (9-11 tuổi đối với nữ, 12-14 tuổi đối với nam) có thể tăng khoảng 6-7 cm/năm. Qua giai đoạn này, sức lớn của trẻ sẽ chậm lại đáng kể. 

Song song với đó, một loạt những thay đổi về nội tiết tố kích thích sản xuất hormone sẽ dễ dẫn đến sự phát triển và trưởng thành về mặt sinh lý ở trẻ. Lúc này, cơ thể bé trai sẽ bắt đầu sản xuất testosterone và tế bào tinh trùng trưởng thành. Trong khi đó, cơ thể bé gái sẽ sản xuất estrogen và thay đổi hoạt động của buồng trứng.

Việc nhận biết giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì ở trẻ là rất khó, vì trong giai đoạn tăng trưởng này mỗi trẻ đều không giống nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trước và trong giai đoạn này là điều hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển đầy đủ ở trẻ. 

Như vậy, dinh dưỡng ở tuổi dậy cần phải cung cấp và bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc dinh dưỡng phù hợp để trẻ em trong độ tuổi này dễ dàng hấp thu để chuyển hóa thành năng lượng cho sự phát triển và các hoạt động thể chất hàng ngày. 

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Thực đơn cho tuổi dậy thì cần bổ sung những chất gì?

Trong thực đơn cho trẻ tuổi dậy thì, bạn cần chú ý bổ sung những chất dinh dưỡng quan trọng sau:

Chất đạm

Lúc này trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14 – 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày tương đương với 70 – 80gr/ ngày. Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa…. Trong đó đạm động vật là tốt nhất vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt – chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Do vậy nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm động vật để xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính.

Ngoài ra, trẻ ở lứa tuổi này có nhiều hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh và môi trường sống nên cũng cần chất đạm để tham gia vào hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Chất béo

Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ. Dầu, mỡ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Ở giai đoạn này cần cả chất béo no có trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và chất béo không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40 – 50gr mỗi ngày.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Chất bột

Là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm 60 – 70% năng lượng có trong gạo, bột mì, và sản phẩm chế biến, khoai, củ… Nên chọn lựa những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.

Canxi

Canxi rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì. Nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương mai sau. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 – 1.200mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 – 500ml sữa/ ngày

Chất sắt

Sắt có vai trò cung cấp oxy cho cơ bắp, hoạt động của não bộ và sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi, đặc biệt là ở bé gái. Một bé trai trong độ tuổi dậy thì cần 12 mg sắt. Trong khi đó một bé gái cần ít nhất 15 mg sắt để bù đắp cho việc mất máu trong kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể bổ sung sắt cho con mình bằng các thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, các loại hạt…

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các tình trạng như thiếu máu, quáng gà, suy nhược cơ thể…

Một số nguồn vitamin và khoáng chất rất tốt cho trẻ là sữa, sữa chua, phô mai, gan, trứng, cà rốt, khoai lang, đào, xoài, đu đủ và kiwi...

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Ngoài việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để tăng cường sức khỏe cần phải có chế độ nghỉ ngơi điều độ và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia một số môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, cầu lông… để phát triển chiều cao và giải căng thẳng.

 

Chuông Mây (t/h)  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.