Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương
(NSMT) - Việc trẻ bị còi xương khiến cho cơ thể của trẻ không khỏe mạnh dẫn đến việc xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Để giúp trẻ tránh khỏi tình trạng này cần cho trẻ ăn uống đầy đủ và khoa học nhằm phòng và hỗ trợ điều trị còi xương hiệu quả, đặc biệt là giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cao lớn.
Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ em chính là thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời, sinh thiếu cân, sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ, có hội chứng kém hấp thu và trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt hàm lượng Vitamin D, canxi và các khoáng chất cần thiết cho việc hình thành cấu trúc xương của bé.
Nhất là sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì trẻ sẽ có những biến dạng trên xương như trán dô, đầu bẹp, lồng ngực bị dô, rồi có những biểu hiện chậm phát triển về vận động...
Nhóm thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe. Ảnh Medlatec.
Phương pháp điều trị cho trẻ còi xương mang lại hiệu quả cao chính là bổ sung vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung thừa vitamin D trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ như vôi hóa động mạch hoặc sỏi thận… nên cha mẹ không nên tự ý bổ sung cho con mà cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Vitamin D thường có ở các nhóm thực phẩm như dầu gan cá, ngũ cốc, sò biển, các loại trứng cá đen và đỏ, đậu nành… Phụ huynh nên sử dụng hợp lý mỗi ngày để cung cấp hàm lượng vừa đủ.
Nhóm thực phẩm chứa Canxi

Canxi rất quan trọng với sức khỏe, chiếm phần lớn trong xương và răng. Ảnh vinmec.
Canxi luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống, từ trong bào thai cho đến khi trưởng thành và người già. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và RDA của Mỹ, mỗi ngày trẻ em cần khoảng 500 - 1.000mg canxi tùy theo độ tuổi.
Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, bánh flan, phô-mai... là nguồn cung cấp canxi quan trọng, sau đó là đậu hũ, hải sản (cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ mới chứa nhiều calci), đậu các loại, mè, rau xanh... Cần chú ý là canxi trong sữa thì dễ hấp thụ hơn là canxi từ các nguồn thực phẩm khác.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các món ăn dành riêng cho trẻ bị còi xương như:
Bột chân cua

Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 – 20 ngày. Ảnh Internet.
Chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g. Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành bột mịn. Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột. Các thứ trên trộn đều với nhau. Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê với bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muốn để giúp trẻ ăn vừa miệng.
Cháo cá

Trẻ còi xương nên ăn cháo cá 2 lần/ngày, ăn cách 1 - 2 ngày và trong khoảng thời gian 18 - 30 ngày. Ảnh Internet.
Cách nấu cháo cá đơn giản như sau: Sau khi rửa sạch cá (có thể chọn cá lóc vì rất bổ dưỡng, làm sạch và cần lưu ý loại bỏ phần nội tạng), hấp cách thủy để cá chín, tách phần thịt cá và xương. Tẩm ướp gia vị vào thịt cá, còn xương cá có thể giã và lọc lấy nước nấu cháo. Trộn bột gạo đã đã được xay nhuyễn nấu với nước cá, khi chín thì cho rau cải đã thái nhỏ, thịt cá và gia vị vào.
Hàu

Hàu cũng là một trong số những thức ăn tốt cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Ảnh Internet.
Trong hàu có chứa hàm lượng cao các chất như Kali, Magie, Vitamin D, đạm, chất béo, nhóm Vitamin B giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ Canxi cho cơ thể hiệu quả hơn. Nhờ đó giúp bé cải thiện tình trạng còi xương nhanh chóng và an toàn.
Với hàu, mẹ có thể làm thành các món hấp, nướng mỡ hành ăn cùng phô mai vừa thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng cho trẻ. Hàu chỉ cần làm sạch, tách vỏ, sau đó rưới sốt hành hoặc sốt phô mai lên và đun chín là được.
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Khi bảo quản thịt xông khói, nhiều người lựa chọn cho vào ngăn đá tủ lạnh vì nghĩ rằng làm như vậy có thể giữ được độ tươi lâu.
10 điều cần nhớ để giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết
Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Để giữ gìn sức khỏe cần lưu ý 10 điều sau đây.
5 loại hạt “quốc dân” ngày Tết ăn sai cách dễ gây ung thư
Nhiều người có thói quen tiêu thụ các loại hạt vào ngày Tết. Nếu chúng ta biết tiêu thụ khoa học, hợp lý thì sức khỏe sẽ tăng cao, ngược lại sẽ làm cơ thể bị tác động tiêu cực.
Vì sao Tết “chẳng ăn gì” vẫn tăng cân?
Không bánh chưng, ăn ít đồ chiên rán và thực phẩm từ thịt nhưng vẫn tăng cân, nhiều chị em bất ngờ khi biết lý do.
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Ớt là một loại gia vị và được xem như là một loại rau quả, với vị cay nồng nóng và thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, ăn ớt có thể giúp con người sống lâu hơn.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.