Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt
(NSMT) - Việc bị thiếu sắt và thiếu máu khiến cho cơ thể của trẻ không khỏe mạnh dẫn đến việc xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như khó thở hay chậm chạp. Để giúp trẻ tránh khỏi tình trạng này cần cho trẻ ăn uống đầy đủ và khoa học.
Theo số liệu của viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2015, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em chiếm khoảng 27,8%. Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường hoặc khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường.
Khi bị thiếu máu, trẻ sẽ có những biểu hiện như: Da xanh, lòng bàn tay, bàn chân nhợt, kết mạc mắt nhạt màu; trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch; các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng: sưng bàn tay và bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở và một số trẻ thiếu máu do bệnh lý về máu ngoài các triệu chứng trên còn có triệu chứng gan, lách to, hạch nổi, mặt biến dạng…
Hãy bổ sung các thực phẩm sau đây nếu trẻ nhỏ có những biểu hiện như trên:
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, heo, cừu… là nguồn thực phẩm bổ sung chất sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện huyết sắc tố cho cơ thể. Trong đó, thịt bò nạc chính là nguồn chất sắt dồi dào và phổ biến nhất. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1 mg sắt, tương đương 21% lượng sắt cần thiết trong ngày. Ngoài ra, thịt bò chứa sắt heme, loại sắt được cơ thể dễ dàng hấp thụ.
Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ vì chúng có hàm lượng cholesterol cao, dễ gây ra các bệnh béo phì, tim mạch…
Rau củ, trái cây
Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé ăn các loại rau như: cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp, bí ngô, súp lơ xanh, rau ngót, khoai tây hay các loại đậu đỗ... Nó sẽ giúp trẻ bù lại lượng sắt còn thiếu trong cơ thể. Các loại trái cây thì trẻ thiếu máu ăn gì? Theo đó, trẻ thiếu máu nên ăn dưa hấu, nho, dâu tây, đu đủ, chuối, chà là, mận...
Bột yến mạch
Bột yến mạch là món ăn nhẹ bổ dưỡng mà bạn có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày cho trẻ bị thiếu máu, bởi vì 9,6g bột yến mạch có chứa 4,5 – 6,6 mg sắt. Bột yến mạch cũng rất giàu chất xơ, đây là một sự lựa chọn hợp lý cho trẻ em có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa, bao gồm táo bón.
Bạn hãy thử chế biến bằng cách thử rắc một ít quế và đường nâu lên trên bột yến mạch để tạo cảm giác ngon miệng hơn cho trẻ, đồng thời thêm một ít nho khô để giúp bổ sung thêm chất sắt.
Hải sản
Bên cạnh đó, nhiều loại hải sản cũng chứa rất nhiều sắt và các vitamin tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như cá, nghêu, sò, ốc, hến, trai, tôm, cua…
Nghiên cứu cho thấy khoảng hai mươi con sò nhỏ có thể cung cấp lên đến 53mg sắt. Nó tương đương 295% lượng sắt cơ thể cần thiết mỗi ngày. Hàu hay bạch tuộc cũng là nguồn thực phẩm góp phần bổ sung lượng sắt đáng kể cho bé.
Ngoài thực phẩm mẹ có thể bổ sung thêm sắt dưới sự tư vấn của bác sĩ. Một số trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò gây ra thiếu máu cần thay thế loại sữa trẻ đang dùng, có thể dùng sang sữa được làm từ sữa dê, sữa cao năng lượng, sữa thuỷ phân giúp trẻ bổ sung năng lượng hạn chế thiếu máu.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.