Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao
(NSMT) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tiểu vùng Tây sông Hậu, kết nối với các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu… Hậu Giang ngày càng thu hút đầu tư đa dạng các lĩnh vực. Chưa dừng lại ở đó, Hậu Giang còn phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang… để giữ vai trò là lối ra huyết mạch.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh đã đầu tư hơn 14.000 tỉ đồng hoàn thiện tuyến đường nối thành phố Vị Thanh với thành phố Cần Thơ, quy mô 4 làn xe với chiều dài 37km; hoàn thiện Quốc lộ Nam Sông Hậu và nâng cấp tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp…
Tỉnh Hậu Giang hiện nay đã quy hoạch và đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp, 4 cụm công nghiệp và trung tâm điện lực sông Hậu với quy mô khoảng 1.269 ha. Hậu Giang có thế mạnh về phát triển các cụm, khu công nghiệp bởi diện tích đất dồi dào, tiềm năng liên kết vùng rộng lớn. Đặc biệt, với các chính sách của Chính phủ như miễn 100% tiền thuê đất, miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt, kết hợp với vị trí chiến lược, Hậu Giang hứa hẹn trở thành điểm nóng đầu tư bất động sản khu công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp trong năm có mức tăng trưởng rất cao, chủ yếu do hầu hết các ngành đều khôi phục mạnh sau dịch Covid-19, bên cạnh đó có dự án lớn mới đưa vào hoạt động trong năm. Năm 2022 giá trị sản xuất công nghiệp: Tính theo giá hiện hành, được 5.534,13 tỷ đồng, tăng 44,47% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 76,41% trong tổng giá trị toàn ngành và phát triển bền vững trong thời gian vừa qua là do các chính sách ưu đãi thuế, chính sách giải quyết các thủ tục hành chính tinh gọn của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền, cộng thêm gói vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 của Chính Phủ và quan trọng nhất là dự án các tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang đang trong giai đoạn đầu tư - xây dựng, nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư. Nhất là các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như: Ngành sản xuất bao bì bằng giấy; ngành sản xuất nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; sản xuất, gia công một số bộ phận giày dép, quần áo; sơn tỉnh điện; kỹ nghệ hàng… Vì vậy, ngành công nghiệp tỉnh Hậu Giang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.
Giá trị sản xuất công nghiệp: Tính theo giá hiện hành, được 54.012,78 tỷ đồng, tăng 30,87% so với cùng kỳ năm trước và đạt 105,33% so với kế hoạch năm. Trong đó:
+ Khu vực kinh tế nhà nước, đóng góp giá trị sản xuất 6.880,55 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,74% trong toàn ngành và tăng rất cao so với cùng kỳ.
+ Khu vực kinh tế tư nhân, có 225 doanh nghiệp và trên 4.237 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp, đóng góp giá trị sản xuất 35.729,29 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,15% trong toàn ngành và tăng 18,00% so với cùng kỳ.
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có 10 doanh nghiệp và đóng góp giá trị sản xuất 11.402,93 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,11% trong toàn ngành và tăng 5,78% so với cùng kỳ.
Vị trí các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gần vùng nguyên liệu nông sản, thủy hải sản, gần thị trường tiêu thụ và gần nguồn lao động của địa phương và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chính là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Hậu Giang trước mắt cũng như lâu dài…
Cà Mau: Mô hình sản xuất hiệu quả từ việc nuôi chồn hương
(NSMT) - Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện mô hình nuôi chồn hương, mở ra hướng đi mới cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.
Rộ dịch vụ cho thuê vàng cưới trong thời giá vàng "lập đỉnh"
Giá vàng liên tục tăng đã tạo điều kiện cho dịch vụ thuê vàng cưới ra đời và phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về sự việc này.
Người dân đổ xô mua vàng khi giá lập đỉnh: Chuyên gia tài chính nói gì?
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thành tựu mới từ lá khóm tạo ra cellulose
Hậu Giang có vùng trồng khóm (dứa) bạt ngàn. Tiếp sau trái khóm vàng óng, thơm ngon, kết quả công trình nghiên cứu công nghệ ứng dụng từ lá khóm tạo được nguồn vật liệu mới, công dụng tuyệt vời.
Làm giàu nhờ trồng mãng cầu xiêm
Theo chia sẻ của anh Phan Thanh Xuyên ở ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, sở dĩ anh chọn cây mãng cầu xiêm để “đổi đời” là vì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc; trái và các sản phẩm chế biến từ trái mãng cầu xiêm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng. Anh đã quyết tâm thuê đất để trồng loại cây mà anh tin tưởng là sẽ giúp vực dậy kinh tế gia đình. Hiện tại, với 7 công mãng cầu xiêm, anh có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.
Xóm trầu Vĩnh Lộc
Ít ai biết rằng, tại ấp Vĩnh Lộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) vẫn còn những vườn trầu nép mình bên dòng sông Cái Bé. Vườn trầu cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình các mẹ, các chị. Tảo tần với vườn trầu cũng là cách người dân Vĩnh Lộc giữ lại hình ảnh một góc quê yên bình của vùng đất này.
Cái Đôi Vàm vào mùa khô tết
(NSMT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc. Vào thời điểm này, làng nghề sản xuất cá khô biển thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân lại tất bật vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đang tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng cá khô đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.