Tài chính

Hậu Giang: Nỗ lực phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Thứ ba, 09/11/2021, 14:57 PM

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều lĩnh vực phục hồi rõ nét, có mức tăng trưởng cao so tháng trước và cùng kỳ.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đều tăng trong tháng 10.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đều tăng trong tháng 10.

Nhiều lĩnh vực phục hồi nhanh chóng

Kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh được ban hành kịp thời, với 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp để thực hiện đã tạo đà phục hồi và tăng trưởng nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vụ lúa Hè thu năng suất đạt 6,25 tấn/ha, giá lúa tăng 300-500 đồng/kg so với cùng kỳ. Vụ lúa Thu đông xuống giống đạt gần 97% kế hoạch. Diện tích cây ăn trái khoảng 43.319ha, đạt 100,3% kế hoạch. Các hoạt động cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong tỉnh được đảm bảo.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Theo Cục Thống kê, dự báo tăng trưởng của khu vực I đạt cao hơn so với năm trước, đây là tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp tỉnh. Trong kế hoạch phục hồi sản xuất ngành nông nghiệp, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, phối hợp với địa phương tăng cường diện tích nuôi thủy sản, trồng rau màu; chỉ đạo ban hành lịch xuống giống vụ lúa Đông xuân 2021-2022, chia thành 2 đợt (đợt 1 từ ngày 24 đến 30-11; đợt 2 từ ngày 22 đến 28-12-2021).

Tháng 10, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng.

Tháng 10, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng.

Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng so với tháng trước. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện được 2.420 tỉ đồng, tăng 23,5% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 18,4% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng 20,3% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương tỉnh, thông tin là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thực hiện giãn cách thời gian dài, việc mua bán trong các hoạt động thương mại - dịch vụ có bị hạn chế, nhất là các dịch vụ lưu trú và ăn uống. Tuy nhiên, trong tháng 10, thương mại - dịch vụ đã có sự tăng trưởng trở lại nhờ thực hiện tốt Nghị quyết số 128 của Chính phủ. Dự báo thương mại - dịch vụ từ đây đến cuối năm sẽ tăng trưởng tốt; tỷ trọng xuất khẩu các lĩnh vực thủy sản, nông sản cũng sẽ tăng trưởng trở lại do các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thích ứng an toàn.

Trên các lĩnh vực khác như vận tải hành khách, hàng hóa và dịch vụ kho bãi từng bước được hoạt động trở lại, doanh thu vận tải tăng so với tháng trước (tăng 41,3%). Tổng thu ngân sách nhà nước đạt cao (đạt 83,3% dự toán HĐND tỉnh giao), tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 7,4% so với tháng trước. Những chỉ số tăng trưởng của các ngành cho thấy tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 trên đà khôi phục. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn đã tái hoạt động, dự đoán giá trị xuất khẩu, giá trị thực hiện vốn đầu tư công và một số chỉ tiêu khác sẽ tăng cao trở lại trong 2 tháng cuối năm.

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu

Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, ghi nhận cố gắng của các đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhận xét, trong tháng 10 có thể thấy một “gam màu sáng” thể hiện sự phục hồi sản xuất và phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Nông nghiệp đạt nhiều kết quả rất tích cực. Công nghiệp phục hồi và tăng trưởng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng. Nghị quyết số 128 được thực hiện toàn diện, kịp thời, đảm bảo phát triển kinh tế, giao thương… Trong gian khó, các cấp, các ngành đã có nhiều cách làm mới “đúng” và “trúng”, phù hợp tình hình thực tế. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đề nghị các sở, ngành, địa phương quyết tâm cao hơn nữa triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, quản lý chặt chẽ người dân về địa bàn.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình là việc phân phối các mặt hàng nông sản gặp nhiều khó khăn, sức tiêu thụ và giá cả sụt giảm. Các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động không hết công suất nên việc tiêu thụ một số sản phẩm nông sản, thủy sản gặp nhiều khó khăn. Tình hình xuất khẩu thủy sản chưa có nhiều chuyển biến tích cực dẫn đến thị trường tiêu thụ giảm mạnh, làm ngưng trệ chuỗi cung ứng thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa. Số lượng người làm việc và sinh sống tại các tỉnh, thành khác trở về Hậu Giang cao, phát sinh nhiều vấn đề trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Để thực hiện có hiệu quả, linh hoạt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ kịp thời việc thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ nông sản trong dân. Trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, tăng cường công tác đánh giá dự báo, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình thị trường. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử. Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh.

Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông vận tải đường bộ và đường thủy hoạt động; đảm bảo vận chuyển, lưu thông hàng hóa thông suốt trên địa bàn tỉnh, cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của Nhân dân, nhất là tại những khu vực phong tỏa, giãn cách. Tập trung giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt từ 95%-100% kế hoạch vốn giao từ đầu năm.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị các sở, ngành, đánh giá lại các chỉ tiêu được giao; tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp làm đòn bẩy phục hồi sản xuất kinh doanh. Ngành nông nghiệp chỉ đạo xuống giống vụ lúa Đông xuân 2021-2022, tăng cường phòng, chống thiên tai, chuẩn bị tốt phương án liên kết, tiêu thụ nông sản. UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nhất là tập trung vào các chỉ tiêu đạt thấp.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Cục Thuế tỉnh phối hợp với các địa phương đẩy mạnh các nguồn thu, phấn đấu đạt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao. Sở Tài chính cân đối ngân sách đảm bảo nhiệm vụ chi theo Nghị quyết HĐND và các nhiệm vụ đột xuất trong các trường hợp cấp bách như dịch bệnh, thiên tai. Sở Xây dựng tiếp tục kiểm tra, đôn đốc thực hiện các dự án khu đô thị, nhà ở xã hội. Phối hợp các địa phương quản lý tốt đồ án quy hoạch, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng không phép, trái phép. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Nội vụ thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong tình hình mới trước ngày 15-11. Trong thời điểm tình hình diễn biến dịch bệnh hết sức phức tạp, tỉnh đề nghị doanh nghiệp tổ chức sản xuất, bố trí nhân lực phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

Trên lĩnh vực văn hóa xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, tuyển dụng và cung ứng lao động; hỗ trợ người lao động của tỉnh Hậu Giang đi làm việc tại các tỉnh, thành khác do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã trở về địa phương có nhu cầu học nghề, giới thiệu việc làm. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 trong điều kiện bình thường mới. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Theo Kỳ Anh/Báo Cần Thơ

https://www.baohaugiang.com.vn/kinh-te/no-luc-phuc-hoi-va-tang-truong-kinh-te-102394.html

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Sau nhiều năm vắng bóng, cây lúa đang dần trở lại trên đất nuôi tôm tại một số vùng trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Đây là tín hiệu cho phát triển mô hình sản xuất tôm – lúa theo hướng bền vững.

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Xác định đây là một vùng rất quan trọng nên trong chỉ đạo điều hành, ngành Ngân hàng đã có rất nhiều cơ chế chính sách riêng cho ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề lúa gạo, thủy hải sản.

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME, lãi suất hấp dẫn.

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Anh Nguyễn Văn Vui ở xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, là một trong những người “ăn nên làm ra” nhờ nuôi sò huyết ven bãi bồi, với mức lời hàng tỉ đồng mỗi vụ.

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Tháng 03 này, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (khách hàng SME) vay vốn tại Vietcombank sẽ được tham gia các chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn.

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

(NSMT) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tiểu vùng Tây sông Hậu, kết nối với các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu… Hậu Giang ngày càng thu hút đầu tư đa dạng các lĩnh vực. Chưa dừng lại ở đó, Hậu Giang còn phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang… để giữ vai trò là lối ra huyết mạch.

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

(NSMT) - Thương mại điện tử còn gọi là E-commerce viết tắt EC, khái niệm này đã xuất hiện trên thế giới từ những năm cuối thập niên 70. Trong những năm gần đây, các sàn thương mại điện tử có vẻ bùng nổ mạnh mẽ khi hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng ít nhất một ứng dụng mua bán qua mạng.