Hủ tiếu pate- đặc sản Bến Tre
Một món ăn nguội và một món phải ăn khi còn nóng mới ngon, tưởng rằng lạc quẻ nhưng lại tạo nên hương vị vô cùng độc đáo, hài hòa khiến ai ăn cũng mê tít. Hủ tiếu pate được biết đến như đặc sản nơi xứ dừa Bến Tre qua đôi bàn tay của người phụ nữ đã mạnh dạn dựng lên tên tuổi trong hơn 35 năm qua.
Hủ tiếu là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Nam Bộ nhất là nơi miền Tây sông nước, mọi người ăn hủ tiếu vào bữa sáng, bữa trưa, bữa xế, bữa tối đều được hoặc đơn giản thèm lúc nào ăn lúc đó không phân biệt.
Ở miệt Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi khi nghe nhắn đến hủ tiếu lại nhớ ngay món hủ tiếu Sa Đéc của xứ sở sen hồng vùng Đồng Tháp, hủ tiếu Mỹ Tho xứ Tiền Giang, hủ tiếu Vĩnh Châu nơi Sóc Sờ Bai Sóc Trăng hay đặc trưng hủ tiếu Nam vang được người Khmer du nhập từ Campuchia. Mỗi loại hủ tiếu mỗi nơi đều mang hương vị riêng, màu sắc riêng nhưng đều có thể chiều lòng được ngay cả những thực khách khó tính nhất.
Tuy nhiên, vùng đất này còn phải kể đến hủ tiếu pate của xứ dừa với hương vị độc đáo hài hòa giữa một món nguội và một món ăn nóng khiến nhiều người ở xa nghe danh cũng phải tìm về thử cho được rồi liền miệng tấm tắc khen ngon. Bởi vậy người ta hay nói, Bến Tre ngoài dừa còn có rất nhiều đặc sản khác như bánh tráng, bánh phồng và không thể nào không kể đến món hủ tiếu pate béo béo thơm thơm trong cái ngọt của tô nước dùng làm ngây ngất bao người.
Pate hay còn được gọi là thịt nguội, cái tên nói lên đặc trưng của món ăn, pate được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau tùy thuộc theo khẩu vị của người ăn mà có như da đầu heo, thịt heo, da heo, lưỡi heo,... thường ăn kèm với bánh mì hoặc làm món nhậu lai rai chấm muối tiêu cứu cánh khi chưa kịp chuẩn bị những món mồi khác. Ngoài ra, pate còn là món nguội khai vị thường được đãi trên bàn tiệc từ xưa đến nay của người miền Tây.
Qua sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, người phụ nữ đã mạnh dạn biến sự kết hợp giữa 2 món tưởng như không ăn nhập trở nên hài hòa đến vậy, cô Thuộc đặt chân Bến Tre dựng bảng hủ tiếu pate và gắn bó hơn 35 năm cho đến thời điểm này. Dù đã lớn tuổi nhưng cả 2 vợ chồng cô chú vẫn thoăn thoắt đôi bàn tay trụng hủ tiếu, xắt pate, xắt rau để thực khách có thể nhanh chóng thưởng thức được tô hủ tiếu thơm ngon không phải chở đợi lâu.
Pate cũng được gói bởi chính tay cô từ nguyên liệu ngon, sạch và gói rất chắc tay để cho ra đòn pate thành phẩm thơm ngon khó cưỡng, nhưng miếng pate được xắt dày, bự, đều tay đặt lên tô hủ tiếu đầy hấp dẫn.
Một quán hủ tiếu nằm trong hẻm nhưng khách ăn lúc nào cũng đông đến mức chủ quán làm không ngớt tay bên cạnh nồi nước dùng thơm nghi ngút khói. Nước dùng có vị ngọt tự nhiên từ củ quả và xương hầm, khi ăn thực khách được tùy ý lựa chọn những món ăn kèm từ lòng heo, xí quách, gà hoặc nếu muốn có thể gọi hủ tiếu pate không thêm gì khác, quán phục vụ cả hủ tiếu khô theo yêu cầu. Tô hủ tiếu bưng ra còn bốc khói nóng hổi đầy đủ rau giá, pate lại thêm chút nồng cay của tiêu, dù nóng cũng phải tức thì múc muỗng nước sì sụp húp trước mới đã. Sợi hủ tiếu dẻo dai vừa đủ, miếng pate dày lại béo ngậy đậm đà ăn đến ghiền không dứt được, dù có vội cũng phải ăn cho hết nước hết cái để cảm nhận hết hương vị đặc biệt này.
Nếu có dịp ghé chân đến mảnh đất Bến Tre hãy ít nhất một lần thử tìm ăn món hủ tiếu pate này để biết được mùi vị đặc trưng và hiểu tại sao nhiều người lại ghiền vậy. Để thưởng thức được hương vị chính gốc bởi cô Thuộc, chỉ có một địa chỉ duy nhất tại TP. Bến Tre, quán nằm tại 226/1A trên trục đường 30/4 thuộc phường 4.
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024
(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau
(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.