Sắc màu gỏi hoa xứ miệt vườn miền Tây
(NSMT)- Khi đặt chân về mảnh đất miền Tây, hẳn có lẽ không ai là không từng thử qua các món gỏi nơi đây, với sự sáng tạo kết hợp cùng bàn tay khéo léo mà người dân vùng đất này đã chế biến ra đủ các món gỏi thơm ngon lạ miệng ngay cả với những loại bông nhiều màu sắc mang đến cho thực khách trải nghiệm thú vị.
Món gỏi ở miền Tây còn được gọi với tên khác là món nộm ở các tỉnh miền ngoài, một món dễ ăn lại vô cùng thanh mát, dễ làm nhất là vào những ngày hè oi bức. Ở xứ này, trong các đám tiệc từ đám cưới đến đám giỗ đều thường thấy sự xuất hiện của các món gỏi như gỏi gà, gỏi vịt, gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bông điên điển lỗ tai heo,...
Đặc biệt, khi đến với miền Tây du khách đều "mắt tròn mắt dẹt" và ồ lên vì sắc màu của món gỏi xứ miệt vườn quá mức đa dạng, trong đó phải kể đến gỏi các loại bông tưởng chừng chỉ nói chơi như món gỏi gà hoa phượng, loài hoa gắn liền với mái trường, với tuổi thơ của bao thế hệ.
Con người miền Tây mộc mạc chất phác là thế nhưng một khi đã làm tiệc đãi khách lại hết sức cầu kỳ, không phải vì câu nệ điều gì mà chỉ đơn giản vì sự thân thiện, hiếu khách và muốn mỗi vị khách đều cảm thấy được trân trọng, quý mến. Hơn nữa, họ không muốn những vị khách quý thấy bàn tiệc quá đơn điệu nên sẽ tìm cách chế biến tạo ra nhiều sắc màu bắt mắt giúp cuốn hút từ thị giác đến vị giác.
Món gỏi miền Tây đa dạng về màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng,... đều đủ cả, gỏi bông điên điển mùa nước nổi vàng rực một góc trời và ngay cả trên bàn tiệc, gỏi hoa phượng lại đỏ rực những ngày đầu hè cắp sách tới trường chuẩn bị kết thúc mùa thi, gỏi bông bần trắng trắng hồng hồng xen lẫn nhưng toát lên sự mạnh mẽ của loài cây vùng miệt thứ, gỏi bông súng tím tím xanh xanh hiện lên mùa nước lũ mà bà con cùng đi qua bao năm tháng,...
Khi nhắc đến miền Tây người ta thường nói với nhau rằng ở miền Tây chỉ khoái ăn gỏi vì có quá nhiều sự lựa chọn, ăn mãi cũng chẳng hết, dù chỉ có một vài công thức pha nước trộn gỏi như vậy ai cũng áp dụng được hết nhưng ngộ lắm, dường như chỉ ở đây mới có thể cảm nhận trọn được cái hương vị nội đồng không pha tạp. Lần nào cũng như lần nấy, trên bàn tiệc món gỏi luôn là món hết nhanh nhất bởi rất mát, rất dễ ăn.
Bông điên điển hay bông súng thường là biểu tượng cho mùa nước nổi ở miền Tây, mùa mà những người nông dân ngụp lặn chài cá, đầm mình trong nước rút lên những bông súng dài quá đầu người. Phần vì cái nghèo khó, phần vì tính nết dễ ở dễ ăn nên từ đó làm ra nhiều món ngon cho gia đình, nhìn thấy đơn giản nhưng khâu chuẩn bị lại vô cùng cầu kỳ.
Gỏi bông điên điển tép rong, 2 thứ đều là sản vật mùa nước được bà nội trợ khéo léo chuẩn bị, bông điên điển phải lặt sạch cọng, bỏ bông úa rồi rửa để ráo nước, tép rong dù nhỏ nhưng cũng ngồi cắt đầu cắt râu cho gọn gẽ mới đem xào hoặc chiên khô. Nước mắm pha để trộn gỏi phải có cả chanh, đường, tỏi ớt băm nhuyễn, khẩu vị tùy thuộc từng gia đình, khi tép đã được xào hoặc chiên cho khô, bông điên điển đã ráo nước mới tiến hành trộn cùng với hành tây để hương thơn nồng nàn hơn. Có nhiều người thích ăn gỏi bông điên điển với lỗ tai heo để cái giòn của sụn tai hòa trong cái ngọt nhẩn của bông điên điển, hay nhiều người chỉ thích đơn giản trộn goit với tép rong có thêm bông súng, bông điên điển ngọt ngọt lẫn với bông súng lợ lợ nhưng tạo nên sự hài hòa.
Gỏi bông súng tép rong là món ăn đơn giản đặc biệt trong cuộc sống người nông dân, bắt mớ tép, hái bó bông về mà cả nhà cũng được bữa ăn ngon thiệt ngon, tép rong tuy "nhỏ mà có võ", khi ăn có thể cảm nhận được hết vị ngọt bởi không giống như tôm, tôm trộn gỏi phải lột hết vỏ, hơn nữa tôm lớn nhiều thịt đôi khi ăn sẽ gây ngán nên tép rong (tép trấu) được ưa chuông hơn. Vị ngọt của tép hòa quyện với cái lợ lợ của bông súng tạo nên sự kết hợp tuyệt vời chiều lòng được hầu hết thực khách.
Hoa phượng gắn với tuổi thơ bao thế hệ học sinh, phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè tới, học sinh cũng chuẩn bị tạm xa mái trường, phượng nở rồi phượng tàn lặng lẽ bên sân trường, bây giờ người ta còn trồng hoa phượng lấy bóng mát nên người dân cũng tận dụng mùa phượng nở tạo ra những món ăn độc đáo lạ miệng như gỏi gà hoa phượng. Chắc hẳn chỉ có người miền Tây mới nghĩ ra được món này bởi nhiều người nơi khác nghe tưởng rằng đang nói đùa, nhưng gỏi gà hoa phượng đã không còn quá xa lạ với người miền Tây nữa.
Gỏi bông bần có lẽ đã rất thân thuộc với những người dân vùng miệt thứ Cà Mau, Kiên Giang bởi lẽ cây bần giống như những người bạn thân xứ này vậy, sự mạnh mẽ của cây bần góp phần bảo vệ cuộc sống vùng ven cùng bà con. Mọi người thường nghe ăn trái bần chấm muối ớt có vị chát chát chua chua, trái bần chín nấu canh chua nhưng giờ lại nghe thêm món gỏi bông bần. Bông bần còn bụp chưa nở được cắt tách lấy nhụy một cách tỉ mỉ, những sợi nhụy màu hồng tía và màu trắng đan xen được trộn gỏi tạo ra hương vị đặc trưng chát chát, thanh thanh. Bông bần được bà con chế biến với đủ kiểu gỏi như gỏi bông bần tai heo khìa, gỏi bông bần khô cá sặc, gỏi bông bần tôm thịt hay cả gỏi gà bông bần và gỏi bông bần được coi như tinh hoa ẩm thực miền Tây sông nước.
Các món gỏi miền Tây hầu hết được ăn chung với bánh phồng tôm chiên giòn để đậm đà đặc trưng xen lẫn giữa nhiều chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát,... hòa vào cái giòn rụm của bánh phống trong khoang miệng một cách hài hòa.
Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau
(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.
Victoria Cần Thơ Resort đoạt 4 giải thưởng danh giá tại Luxe Global Awards 2024TMG
(NSMT) - Khu nghỉ dưỡng mang vẻ đẹp Đông Dương Victoria Cần Thơ Resort tiếp tục nối dài chuỗi thành tích trên hành trình mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp và tinh tế cho du khách khi vinh dự giành được 4 giải thưởng quan trọng tại LUXE Global Awards 2024.
Mỹ Khánh Royal: Trải nghiệm du thuyền khám phá Cần Thơ về đêm
(NSMT) - Tổ chức tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi hay đơn giản chỉ là những buổi tiệc riêng tư ấm cúng bên gia đình và bạn bè, tất cả đều có thể trở nên đặc biệt hơn khi được thực hiện trên một chiếc du thuyền, đưa bạn dạo một vòng quanh Cần Thơ lung linh về đêm. Trong không gian thư thái ấy, bạn không chỉ thưởng thức những món đặc sản miền Tây thơm ngon mà còn được tận hưởng cảnh sắc sông nước bình yên, mang đến một trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ qua khi du lịch vùng đất Tây Đô cùng du thuyền Mỹ Khánh Royal.
Tín hiệu khởi sắc cho nền du lịch đường sông TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh
(NSMT) - Nhằm giới thiệu hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, du lịch đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ cùng các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trên địa bàn thành phố, đã có buổi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch đường sông của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh vào tối 03/11 tại Nhà hàng Sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Độc đáo bánh bò da lợn
Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.