Tại sao mì ăn liền cần ngâm 3 phút?
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao phải ngâm mì ăn liền trong 3 phút mà không phải 2 phút hay 5 phút? Điều này được lý giải qua 1 lý do đơn giản này.
Điều này bắt nguồn từ người phát minh ra mì ăn liền sớm nhất, Momofuku Ando, trong quá trình không ngừng thử nghiệm, Momofuku Ando thấy rằng bất kỳ sợi mì ăn liền nào khi ngâm trong 3 phút đều có hương vị thơm ngon nhất không thể cưỡng được.
Sau đó, các nhà tâm lý học cũng đưa ra kết luận từ việc phân tích tâm lý, nguyên nhân khiến người ta đợi 3 phút không dài cũng không ngắn. Chủ yếu là vì 3 phút hoàn toàn có thể khiến người ta trải nghiệm được vị ngon của mì ăn liền mà tính kiên nhẫn vẫn chưa bị mất đi, khi giá trị kỳ vọng đạt đến đỉnh cao nhất.
Chúng ta luôn muốn biết tại sao mì ăn liền là món ăn mãi chẳng thấy ngán. Nói về dinh dưỡng trong mì ăn liền, xét từ nguyên liệu làm mì gói, đối với mì gói thông thường trên thị trường có 85g mì chứa 1,8g muối,khoảng 27g túi gia vị có thể đạt 4,8g. Tức là nếu bạn ăn một thùng mì gói hiện nay, hàm lượng natri của bạn trong cả ngày đều vượt quá giới hạn.
Đối với lượng calo trong mì ăn liền, chỉ 100g mì ăn liền đã chứa 472 kcal calo, cũng như 9,5g protein , 21,2g chất béo, 60,9g carbohydrate, 0,7g chất xơ và thức ăn thừa.
Đối với một phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh và hoạt động thể chất nhẹ nhàng, năng lượng nạp vào hàng ngày là 1.700 kcal. Ăn mì gói thường xuyên sẽ làm tăng lượng calo trong cả ngày, gây bất lợi cho sức khỏe.
Đối với người mắc các bệnh mãn tính bao gồm bệnh nhân mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, tim mạch và các bệnh tim mạch, mạch máu não khác. Mì ăn liền là loại thực phẩm tiêu biểu có hàm lượng calo cao và nhiều muối. Tiêu thụ quá nhiều dễ làm tăng huyết áp, kích thích co mạch.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang lớn và phát triển cũng không nên ăn mì gói, một mặt ăn quá nhiều mì gói dễ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và tăng khả năng kén ăn. Mặt khác, ăn nhiều mì gói cũng sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính ở người trưởng thành.
Đối với người cao tuổi, theo tuổi tác, khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột sẽ ngày càng yếu đi, lúc này ăn mì gói khó tiêu hóa sẽ dễ ảnh hưởng đến chu trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng ruột.
T. Linh (Theo Aboluowang)
Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch
(NSMT) - Vừa qua, khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã tiếp nhận sản phụ V.T.B.N (32 tuổi ở Tiền Giang) được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch.
Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi
(NSMT) - Ngày 11/10, lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho cụ ông 74 tuổi có khối u gan, kích thước lớn khoảng 5x6 cm ở vị trí rất khó thực hiện.
Lợi ích của oxy cao áp trong đời sống
(NSMT) - Trung tâm oxy cao áp có địa chỉ tại số 32 Tiền Lân 14, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là trung tâm duy nhất tại TP.HCM điều trị bệnh không dùng thuốc mà dùng oxy ở áp lực cao để chữa trị bệnh.
Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại
(NSMT) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa phẫu thuật cấp cứu thành công, giữ lại chân trái cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy với tình trạng chấn thương nghiêm trọng.
Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời
(NSMT) - Từ ngày 11/9 – 13/9/2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp với Quỹ VinaCapital và Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Trà Vinh tổ chức chương trình "Tầm soát bệnh tim bẩm sinh miễn phí” với thông điệp “Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời”.
Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò
Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp phổ biến có thể xuất hiện do nhiều tác nhân, trong đó có sốt ve mò. Gần đây, các bác sĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công một trường hợp viêm phổi do sốt ve mò – đây là bệnh lý ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa: Mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng
(NSMT) - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2023, có khoảng 295.000 trường hợp tử vong mẹ mỗi năm. Tuy nhiên, những quốc gia có hệ thống y tế đa chuyên khoa phát triển đã giảm thiểu đáng kể tỷ lệ này. Với xu hướng ngày càng tăng của các biến chứng trong thai kỳ, việc hợp tác giữa các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực y tế như sản phụ khoa, nhi khoa và chăm sóc sơ sinh là vô cùng cần thiết.