Tổng hợp 6 loại thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu
Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi cũng như sự phát triển của thai nhi thì dinh dưỡng trong thai kỳ luôn chủ đề luôn được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn 6 loại thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu.
Sữa chua
Trong loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và canxi. (Ảnh: st)
Canxi hỗ sự hình thành và phát triển hệ xương và răng của bé. Protein trong sữa chua tốt cho sự phát triển cơ bắp của bé. Cả hai dưỡng chất quan trọng này đều góp phần giúp não bộ của bé phát triển linh hoạt ngay từ khi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa rất nhiều kẽm – khoáng chất cần thiết cho sự phát triển mô, trong đó có cả các mô tế bào thần kinh. Thành phần của sữa chua cũng có nhiểu vitamin nhóm B cực có lợi trong việc giảm căng thẳng, chống bức xạ. Chất Tyrosine trong sữa chua cũng giúp giảm stress cho mẹ khi mang thai. Việc này không những tốt cho mẹ bầu mà còn tốt cho cả thai nhi đang nằm trong bụng mẹ. Nếu mẹ thường xuyên phải làm việc căng thẳng hoặc trong môi trường nhiều bức xạ, hãy nhớ ăn sữa chua thường xuyên hơn.
Khoai lang
Khoai lang rất giàu beta carotene - là một hợp chất tiền vitamin A có nguồn gốc từ thực vật, khi được cung cấp vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A cần thiết cho cơ thể. (Ảnh: st)
Vitamin A rất cần cho sự tăng trưởng và biệt hoá của hầu hết các tế bào và mô. Nó cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai thường được khuyên tăng lượng vitamin A lên 10-40%. Tuy nhiên, họ cũng được khuyến cáo nên tránh sử dụng nguồn vitamin A có nguồn gốc từ động vật bởi nó có thể gây độc tính khi ăn quá mức.
Do đó, beta carotene từ khoai lang là nguồn bổ sung tuyệt vời cho thai nhi và mẹ. Hơn nữa, khoai lang có chứa nhiều chất xơ có thể giúp no lâu đồng thời làm giảm đột biến lượng đường trong máu và cải thiện sức khoẻ tiêu hoá cũng như chức năng vận động.
Bí đỏ
Bí đỏ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng vô cùng phong phú, bao gồm: beta – carotene, canxi, chất xơ, selen, magie, kẽm… Còn có axit folic, omega 3 tốt cho sự phát triển trí não của bé nên được coi là thực phẩm vàng cho phụ nữ mang thai.
Đồng thời ăn bí đỏ còn giúp mẹ giảm stress trong thời kỳ mang bầu. (Ảnh: vinmec)
Các loại thịt nạc
Ngoài những thực phẩm làm từ sữa, thì các loại thịt nạc như thịt gà, thịt bò và thịt lợn đều là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho phụ nữ mang thai.
Cụ thể, thịt bò và thịt lợn rất giàu các loại vitamin thuộc nhóm B (nhất là vitamin B9), cùng với lượng chất sắt cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu, để phòng ngừa bệnh thiếu máu ở thai phụ cũng như tránh nguy cơ tình trạng sinh con nhẹ cân.
Do đó, bà bầu cũng nên sử dụng linh hoạt các loại thịt này trong chế độ ăn uống. (Ảnh: deccanchronicle)
Đồng thời, có thể kết hợp nhóm thực phẩm này với các thực phẩm giàu vitamin C (như ớt chuông và cam) để tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm vào cơ thể.
Trứng
Bà bầu nên ăn gì trong quá trình mang thai? Câu trả lời sẽ là trứng. Trứng là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Theo thống kê, mỗi quả trứng chỉ cung cấp khoảng 90 calo, nhưng lại cung cấp gần như mọi dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.
Không những thế, trứng còn là nguồn protein dồi dào, đồng thời bổ sung nhiều yếu tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển của hệ xương và não bộ thai nhi như: axit béo omega-3, choline, vitamin D, canxi, kẽm…
Tin vui là một quả trứng cung cấp khoảng 113 mg choline, chiếm khoảng 25% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày về dưỡng chất này (nhu cầu về choline của phụ nữ mang thai là 450mg). (Ảnh: Times of India)
Cá hồi
Cá hồi có hàm lượng protein cao, đặc biệt là omega-3 rất tốt cho mẹ bầu. (Ảnh: allrecipes)
Các nghiên cứu cho thấy rằng: Mẹ bầu ăn đầy đủ lượng axit béo omega-3 thì thai nhi khi sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với trung bình. Không giống với cá kiếm, cá thu, cá ngừ… cá hồi có hàm lượng metyl thủy ngân thấp nên không gây hại với sự phát triển thần kinh của bé.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.