Trà Vinh: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, sản xuất đưa cây dừa sáp phát triển vươn ra thế giới
(NSMT) - Chiều 26/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tổ chức Hội thảo Dừa sáp Trà Vinh - 100 năm hình thành và phát triển.
Tham dự hội thảo có gần 200 đại biểu là lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ngành của tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Sở hữu trí tuệ, các viện, trường, các nhà khoa học, chuyên gia, đại diện Hiệp hội Dừa Việt Nam, ngành nông nghiệp, nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.
Hội thảo được tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá loại trái cây đặc sản của tỉnh, đưa thương hiệu Dừa sáp Trà Vinh vươn xa. Sự kiện còn tạo điều kiện giao thương hàng hóa, kết nối cung cầu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cầu Kè nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung đang dần khẳng định vị thế và thế mạnh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Trung Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết: Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích 27.359 ha trồng dừa, trong đó diện tích cho trái 23.541 ha, đứng thứ 2 cả nước, sản lượng thu hoạch 392.400 tấn. Trong đó có 1.265 ha dừa sáp (có 30,3 ha dừa sáp cấy phôi) được trồng tại 6 huyện, thành phố, nhưng tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Cầu Kè (chiếm 90,6%), trong đó, có 62,1 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây được xem là vùng nguyên liệu dừa sáp của tỉnh và là cây truyền thống của nông dân địa phương.
Qua 100 năm kể từ khi cây dừa sáp đầu tiên của Việt Nam được trồng ở vùng đất Cầu Kè, đến nay địa phương tiếp tục nhân rộng và phát triển. Với giá bán cao hơn nhiều lần so với dừa thường nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân, cải thiện đáng kể thu nhập cho hộ trồng dừa sáp.
Dừa sáp, hay còn được biết đến với các tên gọi như dừa kem hoặc dừa đặc ruột, là một đặc sản nổi tiếng chỉ thuộc về quê hương Cầu Kè - Trà Vinh. Sự độc đáo của loại dừa này xuất phát từ đột biến gen và những điều kiện khí hậu đặc biệt, kết hợp với thổ nhưỡng đặc biệt của vùng đất Trà Vinh. Tạo nên một đặc điểm độc đáo khác của loại dừa này. Quả dừa sáp đặc ruột với cơm dừa dày, mềm mại, hương vị thơm ngon và béo hơn nhiều so với các giống dừa thông thường. Nước dừa sáp thường đặc như kẹo và trong suốt như sương sa.
Điều này cũng là lý do khiến giá của dừa sáp khá cao. Dừa sáp không chỉ là một món dừa ngon được tạo ra tự nhiên mà còn là biểu tượng đặc trưng cho vẻ đẹp của quê hương Cầu Kè và cũng là một trong những món ăn được yêu thích của nhiều thực khách quốc tế, mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn, mà ai đã từng du lịch đến vùng đất của những trái dừa sáp đều sẽ mang theo một cảm giác thú vị và khó quên.
Để Hội thảo “Dừa sáp Trà Vinh – 100 năm hình thành và phát triển” diễn ra theo đúng mục tiêu, ông Nguyễn Trung Hoàng đề nghị, các đại biểu tham dự Hội thảo thảo luận đóng góp chung cho sự phát triển của cây dừa sáp tỉnh Trà Vinh. Các cơ quan quản lý nhà nước, cách doanh nghiệp, bà con nông dân chia sẽ kinh nghiệm trong việc quản lý, sản xuất phát triển cây dừa sáp trong thời gian tới.
Phát biểu tham luận tại hội thảo, Bà Lâm Ngọc Tú - Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến Dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) chia sẻ: Hiện nay, từ trái dừa sáp, Vicosap đã cho ra đời 07 dòng sản phẩm chính từ trái dừa sáp, với hơn 30 SKU. Tháng 5/2023, Vicosap cũng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục “Đơn vị chế biến sâu trái dừa sáp thành hệ thống nhiều dòng sản phẩm nhất, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị đặc sản dừa sáp Cầu Kè - Trà Vinh”. Với lĩnh vực chế biến sâu trái dừa sáp thành 07 dòng sản phẩm chính gồm Dừa sáp trái hút chân không, Kẹo dừa sáp, Dừa sáp sợi, Dừa sáp sấy giòn tan, Sữa chua Dừa sáp sấy giòn tan, Bánh dừa sáp, Sữa chua uống dừa sáp. Trong đó, có 09 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao và 01 sản phẩm Dừa sáp sợi Vicosap đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Về định hướng nâng cao giá trị Dừa sáp Việt Nam trong thời gian tới, bà Lâm Ngọc Tú đề nghị cần có chính sách, chủ trương thiết thực, cụ thể gồm thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo liên kết để phát triển bền vững chuỗi sản phẩm dừa và dừa sáp; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dừa; phát triển vùng nguyên liệu dừa tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ gắn với nhà máy chế biến của các doanh nghiệp và thị trường mục tiêu.
Phát huy vai trò thế hệ trẻ, doanh nhân trẻ, phát huy ý tưởng đổi mới sáng tạo. Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ chế biến sâu, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thị trường tiêu thụ tốt (cả trong nước và xuất khẩu) xây dựng nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và phát triển liên kết với các cơ sở, hợp tác xã thực hiện thu gom và sơ chế trên địa bàn tỉnh.
Truyền thông, PR các sản phẩm có tính mới, độc đáo từ dừa sáp nhưng tránh xung đột với sản phẩm dừa truyền thống. Phát huy chỉ dẫn địa lý và liên kết chuỗi để nâng cao giá trị trái dừa sáp nói riêng và trái dừa nói chung, phải thiết lập được các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp đầu chuỗi với người nông dân theo 02 dạng chính: liên kết phát triển vùng nguyên liệu theo các tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ) và tiêu thụ sản phẩm theo hướng khép kín và lâu dài.
Theo ông Cao Bá Đăng Khoa - Tổng thư ký HH Dừa Việt Nam Trưởng đại diện Hiệp hội Dừa Việt Nam tại Cộng đồng dừa Quốc tế - ICC, để thấy được giá trị tiềm năng của cây dừa sáp tại tỉnh Trà Vinh cần có nhiều chương trình khởi nghiệp từ chính cộng đồng doanh nghiệp địa phương, cùng với chính sách ưu đãi đầu tư thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp ngành dừa trong và ngoài nước tham gia đầu tư trồng, khai thác ngành dừa sáp với sự hỗ trợ chính sách, chủ trương từ chính quyền địa phương. Ta thấy dư địa để đầu tư còn rất lớn như: Cây giống, dịch vụ nhân công chăm sóc, kinh doanh trái dừa, đầu tư sản xuất và đầu tư nghiên cứu các sản phẩm thừ dừa sáp.
Chính quyền Tỉnh Trà Vinh sớm xây dựng kế hoạch phát triển và bảo tồn cây dừa sáp theo từng giai đoạn. Phân công các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện từng mục cụ thể với mục tiêu chung. Chính quyền địa phương, cụ thể chính quyền Huyện Cầu Kè và các Huyện có Dừa sáp quan tâm xây dựng kế hoạch xây dựng chuỗi giá trị cho cây dừa sáp sát với thực tế. Các cơ quan nghiên cứu cần xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ khoa học nhằm phát huy các đặc tính của dừa sáp, tỷ lệ sáp cao nhất, độ thuận chủng của giống và giảm giá thành sản xuất cây giống phù hợp với khả năng đầu tư của bà con nông dân.
Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Dừa Việt Nam đã trao quyết định công nhận cây dừa sáp được trồng tại tỉnh Trà Vinh là cây dừa Việt Nam.
---> Trà Vinh: Tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của Dừa sáp
Vietcombank lưu ý khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học trước ngày 01/01/2025
Theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp an toàn, bảo mật, từ ngày 01/07/2024, các ngân hàng đã triển khai xác thực sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(NSMT) - Chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau và biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu, những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đạt được trong thời gian qua.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Cà Mau
(NSMT) - Ngày 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dâng hương tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Mẹ Âu Cơ, trồng cây lưu niệm... và thực hiện các hoạt động chung vui khác cùng với nhân dân trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Khánh thành tượng đài kỉ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cà Mau
(NSMT) - Tối 16/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng tại Cà Mau
(NSMT) - Tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện Chương trình cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng.
Cơ hội phẫu thuật miễn phí cho trẻ em dị tật bẩm sinh tại Cần Thơ
Từ ngày 10 đến 16/11/2024, Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và tổ chức Medical Education Exchange Teams (MEET) Hoa Kỳ đã phối hợp thực hiện hai chương trình phẫu thuật nhân đạo, mang lại hy vọng cho hàng chục trẻ em và người lớn mắc dị tật bẩm sinh ở vùng tay và đường tiết niệu.
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực ĐBSCL – Vĩnh Long năm 2024
(NSMT) – Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 16/11 đến ngày 23/11/2024 tại đường Võ Văn Kiệt, Phường 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.