Dinh dưỡng

Vì sao bạn uống nước đầy đủ nhưng nó vẫn không phát huy tác dụng cho sức khỏe?

Thứ sáu, 26/11/2021, 15:00 PM

(NSMT) - Bạn có thắc mắc vì sao bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhưng nó không mang đến tác dụng mà ngược lại còn đem lại những hệ lụy về sức khỏe cho bạn không? Nếu có thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để nhanh chóng bỏ qua những thói quen xấu này.

Uống nước khi vừa mới đun sôi

Nước đun sôi sẽ tiệt trùng nên uống khi vừa mới đun sôi là tốt cho sức khỏe - Điều này hoàn toàn phản khoa học vì nước vừa đun sôi đi vào cơ thể sẽ gia tăng nguy cơ bị ung thư.

Do nhiệt độ cao tạo thuận lợi cho sự kết hợp giữa chất Clo để khử trùng nước với các chất hữu có sẵn trong nước tạo ra hợp chất thúc đẩy hình thành các tế bào ung thư như halogen, chloroform.

Không kể đến nhiệt độ cao có thể gây bỏng cho miệng và họng của bạn, hủy hoại chức năng của các cơ quan này với tốc độ nhanh và nguy hiểm nhất. Ảnh: Internet.

Không kể đến nhiệt độ cao có thể gây bỏng cho miệng và họng của bạn, hủy hoại chức năng của các cơ quan này với tốc độ nhanh và nguy hiểm nhất. Ảnh: Internet.

Uống nước ào ạt trong một lần uống

Đây là tình trạng phổ biến khi chúng ta chơi thể thao vào ngày hè. Uống nước ào ạt một lúc có thể sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn lên, khó thở, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.

Trường hợp nhiễm độc nước đột ngột có thể gây hạ natri trong máu và hệ quả là đau đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê.

Vậy nên, khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục cho thỏa cơn khát. Hiệp hội Y khoa quốc tế có khuyến cáo chúng ta không nên uống quá 900ml nước mỗi giờ.

Ngủ dậy mà không uống nước lọc

Theo Alex Maliekal - bác sĩ tại bệnh viện St. Vincent Kuravilangad (Ấn Độ), uống nước sau khi thức dậy sẽ làm sạch hệ thống đường ruột và tăng cường hoạt động trao đổi chất, nhờ vậy cơ thể sẽ đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn.

Ngoài ra, uống nước lúc này sẽ giúp chống táo bón, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, chống hôi miệng và tăng cường trí não...

Việc uống không đủ nước vào buổi sáng là nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khả năng bài tiết của thận. Bạn hãy bắt đầu ngày mới bằng 1 - 2 cốc nước ấm là tốt nhất. Ảnh: Internet.

Việc uống không đủ nước vào buổi sáng là nguyên nhân hàng đầu làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khả năng bài tiết của thận. Bạn hãy bắt đầu ngày mới bằng 1 - 2 cốc nước ấm là tốt nhất. Ảnh: Internet.

Uống nước quá lạnh

Nước lạnh có thể làm gia tăng viêm họng ở một số nhóm đối tượng; nước lạnh có thể làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng.

Ngoài ra, nước lạnh còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.

Uống quá nhiều nước

4

Uống quá ít nước khiến cơ thể gặp nguy hiểm nhưng nếu quá nhiều nước cũng không tốt. Bạn chỉ nên uống nước ở mức vừa đủ theo thể trạng của mình. Đừng ép cơ thể phải “chịu đựng” một lượng nước quá sức, khiến cho các chức năng khác phải gồng mình lên hoạt động, sẽ dẫn đến tình trạng quá tải.

Uống nước trong lúc ăn

Ảnh minh họa. Nguồn: SOHA.

Ảnh minh họa. Nguồn: SOHA.

Thói quen uống nước trong khi ăn tưởng như sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa hơn nhưng lại không phải. Uống nước khi ăn sẽ làm cho các dịch vị phải tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn.

Uống nước trong bữa ăn cũng làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Vì thế, nếu có thói quen này, bạn hãy loại trừ nhanh chóng.

Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen uống lượng nước lớn trước khi đi ngủ, điều này có thể gây tổn thương chức năng tim. Uống nước cũng nên lựa chọn thời gian thích hợp. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ rất dễ làm tăng gánh nặng cho thận, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, cản trở chất lượng giấc ngủ, đồng thời cũng làm tăng gánh nặng cho tim.

Uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến cơ thể luôn ở trạng thái lưu thông, không được nghỉ ngơi, có thể dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.

Thảo Nguyên (T/H)  
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

Dưa hấu và dưa lưới ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ khi một số lợi ích của 2 loại dưa này có thể kể đến như cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch,... và cả 2 cùng được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.

6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ

6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ

Dưới đây là một số hoạt động tưởng không liên quan mà lại có tác dụng giúp bạn giảm cân hiệu quả, bạn nên lưu tâm vào việc giảm cân ngẫu nhiên của mình.

4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym

4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym

Khám phá những ý tưởng bữa sáng ngon miệng giàu protein để thúc đẩy tăng trưởng cho hành trình xây dựng cơ bắp trong quá trình tập luyện.

Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?

Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?

Buổi tối là "thời điểm vàng" để ăn tỏi, bởi lúc này tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất giúp tăng sức đề kháng và đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút

Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút

Chất xơ rất cần thiết cho cơ thể nhưng bổ sung như thế nào, hàm lượng bao nhiêu để tránh đầy hơi, chuột rút thì không phải ai cũng biết.

Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn

Thịt gà chứa nguồn protein dồi dào, tuy nhiên nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Do đó, việc chuẩn bị, bảo quản và nấu đúng cách là rất quan trọng nếu không nó có thể trở thành nguồn gây bệnh.

Rối loạn tiêu hóa do thói quen... ăn salad

Rối loạn tiêu hóa do thói quen... ăn salad

Nhiều người ăn salad với mong muốn giảm cân, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người khi ăn nhiều salad có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó chịu. Đây là điều bình thường và không có gì đáng ngại.