Bún gỏi dà: Món bún có tên "độc, lạ" nhưng "ngon hết xảy" ở miền Tây
Theo nhiều người dân ở Sóc Trăng, trong các món ngon ở đây, bún gỏi dà là một trong những món đã được nhiều người biết đến, vừa là món ngon, nguyên liệu chế biến cũng đơn giản.
Theo người dân địa phương, món bún gỏi dà có khởi đầu ở Bãi Xàu (nay là huyện Mỹ Xuyên), về sau được phổ biến rộng ra ở nhiều địa phương khác trong tỉnh và đi ra các tỉnh khác. Lý giải tên gọi của món bún này, người ta cho rằng xuất xứ của món bún này là món gỏi cuốn gồm bánh tráng, bún, thịt ba rọi (ba chỉ) heo thái sợi, rau sống, rau thơm, tép, tương xay,... cuốn thành từng cuốn rồi chấm vơi nước chấm là tương hột xay sền sệt. Sau đó, người dân đã biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu của món gỏi cuốn đó vào tô, có thêm nước dùng, cho ít tương xay vào trộn đều rồi thưởng thức. Khi ăn có thêm nước chấm là tương xay để chấm các món như thịt, tép,... làm cho món ăn đậm đà hơn.
Món gỏi cuốn được cho là sau đó biến tấu thành món bún gỏi dà.
Ông Huỳnh Văn Hòa (người dân ở Mỹ Xuyên) cho rằng, theo các cụ, nguồn gốc của bún gỏi dà là món gỏi cuốn. Lúc đó, người ta cho tất cả những nguyên liệu như bún, rau sống, rau thơm, thịt ba rọi thái sợi,...vào bánh tráng rồi cuốn lại thành một chiếc gỏi cuốn, chấm với nước chấm là tương xay sền sệt. Về sau, họ cho các nguyên liệu trên vào tô, rồi chan nước chấm vào rồi dùng đũa và dùng như ăn cơm, sau nữa lại biến tấu chan thêm nước dùng nấu từ xương và me có vị hơi chua chua, ngọt ngọt và béo để tạo thành món bún nước, từ đó có tên gọi là ‘bún gỏi và” nhưng theo cách phát âm của người Nam bộ, chữ “và” được đọc thành “dà”, riết rồi quen gọi là “bún gỏi dà” thành tên cho đến nay.
Những loại rau ăn kèm bún gỏi dà
Một chủ quán bún ở phường 1 (TP Sóc Trăng) cho biết: Nguyên liệu để làm món bún gỏi dà gồm nước dùng, bún, rau xà lách, rau thơm, giá, bún, đậu phộng (lạc) rang giã dập, tương xay, dừa khô nạo, nước me, mắm nêm, ngò gai, thịt heo ba rọi và tép bạc. Trong đó nước lèo được đánh giá là khâu quyết định chất lượng của món bún. Điểm độc đáo của món này là nước dùng và tương xay được chế biến rất đặc biệt, theo bí quyết riêng của mỗi đầu bếp và tùy vào cách chế biến nước dùng, tương xay mà cho ra nét riêng của món ăn được xem là linh hồn của món ăn, quyết định sự thành công của món ăn.
Theo chủ quán bún này, nước dùng thường được nấu bằng xương heo và thịt heo để cho ra vị ngọt tự nhiên, thêm vào chút me cho có vị chua nhẹ, dìu dịu. Có thể có nhiều loại nước dùng khác nhau (tùy vào mỗi người nấu) như có loại nước dùng trong, không có mùi thịt, xương; có loại nước dung đục và giữ nguyên hương xương, thịt khi nấu. Đó là cách phối hợp tạo nên tô nước dung đạt tới mức độ hài hòa, thỏa mãn vị giác thanh, ngọt, chua, cay, béo của thịt ba rọi, tép đất, tỏi phi, chanh, ớt bằm, nước mắm cốt, quyện với hương thơm thoang thoảng của đậu phộng rang, tương xay. Rau ăn kèm với bún thường là giá, xà lách, rau thơm để người ăn không ngán.
Tô bún gỏi dà nóng hổi.
Vào quán, gọi tô bún, chỉ trong 5-10 phút, thực khách sẽ được chủ quán bưng ra tô bún gỏi dà còn nghi ngút khói, kèm theo dĩa rau ăn kèm và chén tương xay. Tô bún nhìn thật hấp dẫn với màu trắng của thịt, màu đỏ của tép, màu xanh của rau, màu nâu của tương và màu đỏ của ớt, mùi thơm của mắm hòa quyện với mùi hương thoang thoảng của me, ngò gai làm cho món bún gỏi dà không thể lẫn với bất kỳ món ăn nào khác.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà của nước dùng, vị chua của nước me hòa lẫn với vị béo, bùi của đậu phộng rang, tương xay cùng với vị ngọt những con tép đỏ au khiến bạn muốn ăn mãi không thấy ngán. Vì vậy, ai về Sóc Trăng cũng muốn thưởng thức món bún gỏi dà bởi nó là món ăn dân dã, không đến nỗi đắt (khoảng từ 30-35 ngàn đồng/tô), không kén người ăn nhưng lại có hương vị riêng độc đáo.
Hiện nay ở Sóc Trăng có rất nhiều quán bún gỏi dà nhưng nhiều người thường tìm đến quán bún gỏi dà Ý Cưng (đường Phạm Ngũ Lão) và quán bún gỏi dà Cô Hằng (đường Nguyễn Văn Hữu) ở phường 1 (TP. Sóc Trăng) bởi hai quán này đều có thâm niên vài ba chục năm chỉ bán mỗi món bún gỏi dà và được nhiều người yêu thích.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.
Độc đáo bánh bò da lợn
Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.
Mùa cá bống sao
Nhà tôi ngày xưa nằm cạnh mé sông khu rừng ngập mặn. Tuổi thơ tôi gắn bó với sông nước bùn lầy đầy ắp kỷ niệm, những món ăn từ thiên nhiên ban tặng đã thổi hồn quê vào trong tôi thấm đẫm yêu thương. Mưa... mưa đưa tôi miên man nhớ về khung trời 40 năm trước với mùa cá bống sao.
Về miền Tây ăn bông điên điển
Cứ đến mùa nước nổi, bông điên điển trở thành đặc sản trong các món ngon dân dã của người miền Tây. Mùa này, khi đến miền Tây, du khách có thể thưởng thức đa dạng các món ăn có bông điên điển, từ gỏi, xào, canh, bún đến lẩu.
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?
Rằm tháng 7 năm 2024 vào chủ nhật, ngày 18/8 dương lịch. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h ngày 15/7 âm lịch.
Đánh thức “người tình” L’amant Coffee sau 34 năm ngủ yên
(NSMT) - Tọa lạc tại 390H đường Trần Nam Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, L’amant Coffee 1975 hứa hẹn sẽ là không gian tuyệt vời cho những câu chuyện phiếm giữa lòng “Paris thu nhỏ”.