Dinh dưỡng

Chế độ "dinh dưỡng vàng" cho bạn gái tuổi dậy thì

Thứ sáu, 01/04/2022, 22:07 PM

(NSMT) - Tuổi dậy thì là thời điểm nhạy cảm quyết định sự phát triển về mọi mặt sức khỏe và tâm sinh lý của các bạn, đặc biệt là đối với các bạn nữ. Một chế độ dinh dưỡng cần thiết và hợp lý vào thời điểm này sẽ là tiền đề quyết định cho một vóc dáng hoàn hảo và sự phát triển sinh lý bình thường ở các bạn nữ.

Vì sao tuổi dậy thì cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt?

Dậy thì giai đoạn phát triển, thay đổi về tâm sinh lý của các bạn nam và nữ ở lứa tuổi nhi đồng để chuyển sang thành niên. Ở độ tuổi dậy thì cơ thể phát triển nhanh về thể lực, hệ thần kinh, nội tiết tố. Đặc biệt, các tuyến sinh dục tăng lên gây ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng trên cơ thể bạn. Lúc này, ngoài sự phát triển và hoàn thiện cơ thể cũng là lúc bạn hoạt động nhiều nhất, nên cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho bạn ở giai đoạn này.

Giai đoạn dậy thì mỗi ngày cần 2.200 – 2.400 calo, tương đương với lượng ăn của người trưởng thành. Nếu không cung cấp đúng và đủ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể. Nếu chế độ ăn ở tuổi dậy thì không hợp lý sẽ dẫn đến các vấn đề như:

- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu

- Da sạm màu, nổi nhiều mụn

- Tinh thần căng thẳng, dễ gặp vấn đề tâm lý

- Các cơ quan phát triển không hoàn thiện

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bạn gái tuổi dậy thì?

Không nên bỏ bữa sáng

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Khẩu phần ăn một ngày gồm ba bữa: sáng, trưa, tối. Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người phải ăn đầy đủ cả ba bữa. Đặc biệt, là ở tuổi dậy thì, ăn uống đầy đủ là điều rất quan trọng.

Việc bỏ ăn sáng kéo dài mang đến kết quả nghiêm trọng không lường. Bỏ ăn sáng ảnh hưởng đến việc phát triển về thể chất, chiều cao, hạ đường huyết trên não, kết quả học tập kém và mang đến nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bữa sáng nên là bữa ăn chính, vì các bạn cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng để phục vụ cho các hoạt động và học tập với cường độ lớn trong buổi sáng.

Bổ sung tinh bột ở tuổi dậy thì

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Tinh bột (carbohydrate) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vận động, điều khiển các cơ quan vận động khác. Chúng còn hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh, giúp hệ thần kinh của bạn hoạt động hiệu quả.

Tinh bột chiếm 60% – 70% trong gạo, bột mì, và sản phẩm chế biến, khoai, củ… Những loại thực phẩm này cung cấp một lượng lớn tinh bột giúp chuyển hóa thành năng lượng nhưng nếu ăn quá nhiều tinh bột sẽ dễ gây béo phì, cơ thể nặng nhọc, mệt mỏi. Vì thế, ngoài bổ sung năng lượng từ gạo, bột mì, khoai… bạn nên ăn thêm thực phẩm như rau, các loại hạt, đậu, ngũ cốc…

Bổ sung đạm

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Chất đạm (protein) là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có trong cả động vật và thực vật, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và là thành phần cấu tạo của phần lớn các cơ quan trong cơ thể, tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng, điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH trong cơ thể.

Ngoài ra, ở lứa tuổi này có nhiều hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh và môi trường sống nên cũng cần chất đạm để tham gia vào hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng. Ở độ tuổi dậy thì bạn cần hấp thu 70g – 80g đạm/mỗi ngày. Các thực phẩm chứa nhiều đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa…

Bổ sung chất béo ở tuổi dậy thì

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Chất béo (lipid) có vai trò tham gia vào cấu trúc cơ thể, dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ, hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ A, D, E, K và làm ngon miệng hơn… Ở giai đoạn này, bạn cần ăn cả chất béo no có trong thịt và chất béo không no trong dầu ăn và cá, bạn cũng nên ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật. Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế đã khuyến nghị mức 40 – 50g mỗi ngày để bạn phát triển toàn diện.

Những chất béo có lợi có nhiều trong các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá thu, cá chép…), các loại hạt (đậu phộng, vừng, hạt điều…), các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa, bơ…) và trong một số loại thịt.

 Bổ sung chất sắt

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và là thành phần quan trọng của hemoglobin. Sắt trong cơ thể cùng với protein tạo thành huyết sắc tố, vận chuyển oxy, phòng bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử. Các bạn gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn bạn trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Bổ sung sắt ở tuổi dậy thì rất quan trọng và cần thiết. Chất sắt được xem là thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu, xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính.

Thông qua việc ăn uống các thực phẩm như nghêu, sò, thịt bò, thịt heo, gan bò, rau chân vịt, bông cải xanh… giúp bổ sung một phần chất sắt cho bạn gái ở tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, cần uống bổ sung thêm viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần. Nhu cầu cho bạn gái tuổi dậy thì cần 20 mg/ngày.

Bổ sung canxi ở tuổi dậy thì

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Canxi là thành phần chủ yếu có trong xương, bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp bạn phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương sau này. Chế độ ăn ở tuổi dậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến chiều cao sau này. Vì thế, canxi là dưỡng chất cần được chú trọng và bổ sung đầy đủ.

Ở độ tuổi dậy thì, mỗi ngày cần 1.000 – 1.200 mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá (nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400 – 500ml sữa/ ngày. Ngoài ra, để các bạn gái phát triển đầy đủ ở độ tuổi dậy thì các dưỡng chất như kẽm, vitamin A, C, K, B… cũng cần được lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bổ sung nước 1.5 – 2 lít/mỗi ngày giúp quá trình trao đổi chất dễ dàng, chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. 

 

Chuông Mây (t/h)  
Thực phẩm tuyệt đối không nên để ở cánh cửa tủ lạnh

Thực phẩm tuyệt đối không nên để ở cánh cửa tủ lạnh

Cửa tủ lạnh thường được tận dụng để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, đây là vị trí có nhiệt độ không ổn định do người dùng thường xuyên mở tủ để lấy thực phẩm. Vì vậy, khi bảo quản thực phẩm ở cánh tủ lạnh, nên chọn những thực phẩm có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ một cách liên tục.

Chế độ ăn Keto mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư?

Chế độ ăn Keto mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư?

Danh sách các chế độ ăn kiêng lành mạnh là vô tận. Các nghiên cứu cho rằng thập kỷ vừa qua đã chứng kiến ​​sự thức tỉnh lớn về nỗi ám ảnh về sức khỏe, trong đó phần lớn mọi người bắt đầu áp dụng lối sống và thói quen lành mạnh (chế độ ăn Keto).

Bạn có thể ăn gì trong chế độ ăn Keto chay?

Bạn có thể ăn gì trong chế độ ăn Keto chay?

Chế độ ăn keto chay là một cách tuyệt vời để có được nhiều chất béo, protein và chất dinh dưỡng lành mạnh mà không cần ăn thịt. Nhưng bạn thực sự có thể ăn gì khi ăn chay Keto?

3

3 "ổ vi khuẩn" trong tủ lạnh ít được người dùng vệ sinh

Tủ lạnh là nơi tích trữ thức ăn của các gia đình nhưng cũng là khu vực "lý tưởng" cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và lây truyền qua thực phẩm.

Người tập gym nên ăn thịt gà hay trứng để bổ sung nhiều protein?

Người tập gym nên ăn thịt gà hay trứng để bổ sung nhiều protein?

Thịt gà và trứng là 2 loại thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, đâu là loại thực phẩm giàu protein và tốt cho sức khỏe hơn là thắc mắc của nhiều người.

Mẹo chọn nấm hương khô thơm ngon, chất lượng

Mẹo chọn nấm hương khô thơm ngon, chất lượng

Nấm hương khô là nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp và được dùng thường xuyên trong những bữa ăn hàng ngày, nhưng lựa chọn và bảo quản nấm hương thế nào và nên sử dụng trong khoảng thời gian bao lâu thì không phải ai cũng biết.

Nhiều gia đình quen tay hâm lại những thực phẩm này nhưng không hay biết nguy cơ ung thư

Nhiều gia đình quen tay hâm lại những thực phẩm này nhưng không hay biết nguy cơ ung thư

Cuộc sống hiện đại với nhịp độ nhanh, để tiết kiệm thời gian và sức lực, nhiều người lựa chọn cách hâm nóng thức ăn thừa để sử dụng. Tuy nhiên, cách làm tưởng chừng như tiện lợi này lại tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe.