Chờ hết dịch, về An Giang thưởng thức món ngon "danh bất hư truyền"
Những ngày phải giãn cách vì covid-19, chắc ai cũng “thèm” được du lịch đây đó khắp nơi, thưởng thức những món đặc sản của vùng quê. Chờ ngày hết dịch, mình hẹn nhau đến An Giang thưởng thức món gà đốt lá chúc “trứ danh”.
Khi đến An Giang, du khách nên ghé thăm hồ Ô Thum để vừa ngắm cảnh non nước hữu tình, lại vừa được thưởng thức món ngon “danh bất hư truyền” gà đốt lá chúc thì mới trọn vẹn chuyến khám phá xứ sở của vùng đất Thất Sơn.
Hồ Ô Thum thuộc địa phận xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang. Hồ nước nằm về hướng tây của núi Cô Tô và hướng đông của đồi Tức Dụp. Đúng như những gì “thiên hạ” đồn, hồ Ô Thum hấp dẫn du khách không chỉ bởi mặt hồ nơi đây phẳng lặng, xanh biếc mà ven hồ còn nổi bật bởi hình ảnh của những hàng cây thốt nốt, loài cây đặc trưng của vùng đất An Giang. Ngay từ phía xa bạn đã có thể “bấm máy” ghi lại hình ảnh của một bức tranh sơn thủy với hàng cây như đang lơ lửng, in bóng xuống mặt hồ.


Khung cảnh bình yên ở hồ Ô Thum Ảnh: (V.T)
Tới đây, du khách còn có dịp thưởng thước món gà đốt lá chúc “trứ danh”. Xung quanh hồ có khá nhiều quán phục vụ món ăn này, thế nên không phải đợi lâu, chỉ cần khoảng 40 phút là thực khách đã có được món gà đốt nóng hỏi, trọn vị ngon.
Không phải ngẫu nhiên mà gà đốt lá chúc Ô Thum lại trở thành món ăn "danh bất hư truyền". Bởi lẽ, để làm nên món ăn này thì từ khâu chọn nguyên liệu cũng phải thật kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Gà đốt Ô Thum được làm từ loại gà ngon, chắc thịt. Người dân An Giang thường chọn gà đồi hay giống gà ta, mỗi con có trọng lượng chỉ từ 1,3kg đến 1,8kg.
Ngoài ra, lá chúc còn là loại gia vị góp phần tăng thêm “độ” ngon và độc đáo của món ăn này. Cây chúc được xem là đặc sản của vùng Bảy Núi, An Giang. Loài cây này được trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Tương tự như lá chanh, nhưng lá cây chúc có vị the, thơm nồng hơn và không bị đắng.
Cách chế biến món gà đốt lá chúc Ô Thum cũng thật kỳ công. Ngoài các loại gia vị thường thấy như tỏi, ớt, sả,… Kết hợp với lá chúc, tất cả được trộn đều, ướp lên mình gà và cả bên trong. Gà ướp xong sẽ để ít nhất trong khoảng 25 - 30 phút cho thấm gia vị, sau đó mang đi đốt.


Món gà đốt Ô Thum "ăn ngon đã miệng" vì vẫn giữ nguyên được vị ngọt của thịt gà dù đã qua chế biến. Ảnh: (V.T)
Gà được đốt chín, da chuyển sang màu vàng hấp dẫn, hòa quyện với mùi thơm của lá chúc. Dù đã qua chế biến nhưng gà đốt lá chúc Ô Thum vẫn giữ nguyên được vị ngọt của thịt gà, đây cũng chính là nét riêng tạo nên “danh tiếng” của món ăn này.
Gấp từng miếng thịt gà dai dai, thấm vịăn kèm với muối ớt chanh hoặc nước mắm làm từ lá chúc, thật ngon khó gì sánh bằng!“Bắt tay” với một đĩa gỏi hay tỏi nướng làm cho món ăn trở nên hoàn hảo hơn.
Chuyến đi vừa qua là những ngày lang thang tuyệt vời của riêng mình. Nếu có dịp đến An Giang, bạn đừng nên bỏ qua địa điểm hấp dẫn này.
Cách chọn mứt Tết an toàn theo 4 tiêu chuẩn dễ nhận biết
Mứt Tết là món truyền thống không thể thiếu trong phong tục đón Tết cổ truyền của mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, cách chọn mứt làm sao để an toàn thì không phải ai cũng biết.
Cá he kho rục - đặc sản ẩm thực Cần Thơ
Cá he kho rục là một trong hai món ngon của Cần Thơ được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I. Đây là món ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây được nhiều thực khách yêu thích.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.
Độc đáo bánh bò da lợn
Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.
Mùa cá bống sao
Nhà tôi ngày xưa nằm cạnh mé sông khu rừng ngập mặn. Tuổi thơ tôi gắn bó với sông nước bùn lầy đầy ắp kỷ niệm, những món ăn từ thiên nhiên ban tặng đã thổi hồn quê vào trong tôi thấm đẫm yêu thương. Mưa... mưa đưa tôi miên man nhớ về khung trời 40 năm trước với mùa cá bống sao.