Văn hóa

Những lễ hội độc đáo thu hút du khách tại miền Tây

Thứ năm, 28/03/2024, 08:36 AM

(NSMT) -Về miền Tây, du khách được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc, yên bình của thiên nhiên, được thưởng thức nhiều món ăn dân dã đậm vị, đặc biệt nơi đây còn mang lại nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và con người thông qua các ngày lễ, ngày hội lớn trong năm, giúp du khách có được trải nghiệm tuyệt vời khi khám phá về vốn sống của đất và người miền Tây...

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (23/4 – 27/4 âm lịch)

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc là điểm du lịch tâm linh được chú ý nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Đây là một điểm đến làm nên sự nổi tiếng của thành phố Châu Đốc trong bản đồ du lịch An Giang. 

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: lễ phục hiện rước tượng bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.

Tượng bà Chúa Xứ Núi Sam trang nghiêm với những đường nét tinh xảo.

Tượng bà Chúa Xứ Núi Sam trang nghiêm với những đường nét tinh xảo.

Trong đó, ngày 22/4 sẽ diễn ra lễ phục hiện rước tượng bà từ bệ đá sa thạch năm xưa trên đỉnh núi Sam về miếu bà, đến đêm 23 rạng sáng 24/4 sẽ cử hành lễ Tắm bà.

Lễ Túc yết và lễ Xây chầu là 2 lễ chính sẽ được cử hành vào đêm 25 rạng sáng 26/4 với nghi thức cúng tế cầu cho mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui. Và kết thúc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào ngày 27/4 sau khi cử hành lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.

Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt du khách đến viếng thăm, dâng lễ cầu xin tài lộc, may mắn và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp của vùng đất An Giang. Ảnh: Check - in An Giang.

Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt du khách đến viếng thăm, dâng lễ cầu xin tài lộc, may mắn và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp của vùng đất An Giang. Ảnh: Check - in An Giang.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Đây thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân. 

Lễ Hội Sen Dolta (3 ngày từ 29/8 đến 1/9 âm lịch)

Trong năm, người Khmer có 3 cái Tết lớn, đó là Chol Chnam Thmay (Tết mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người Khmer), lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng) và lễ hội Sen Dolta.

Đối với Lễ Hội Sen Dolta, ngày đầu tiên: Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, sau đó, dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. 

Ngày thứ hai: Sau khi đã ở chùa suốt một ngày – đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa. Ảnh minh họa.

Ngày thứ hai: Sau khi đã ở chùa suốt một ngày – đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa. Ảnh minh họa.

Ngày thứ ba: Mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa”. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.

Kết thúc lễ Dolta là nghi lễ đưa tiễn ông bà. Do cuộc sống gắn với miền sông nước nên người Khmer thường chế tác thuyền đưa tiễn ông bà từ bẹ chuối với hình nộm người chèo lái. Trong thuyền còn được đặt nhiều vật dụng như lộ phí, bánh trái, nước ngọt được làm bằng giấy. Ảnh minh họa.

Kết thúc lễ Dolta là nghi lễ đưa tiễn ông bà. Do cuộc sống gắn với miền sông nước nên người Khmer thường chế tác thuyền đưa tiễn ông bà từ bẹ chuối với hình nộm người chèo lái. Trong thuyền còn được đặt nhiều vật dụng như lộ phí, bánh trái, nước ngọt được làm bằng giấy. Ảnh minh họa.

Phật tử quỳ trong chùa nghe những nhà sư tụng kinh trong lễ Sen Đôn - Ta. Ảnh: Sưu tầm.

Phật tử quỳ trong chùa nghe những nhà sư tụng kinh trong lễ Sen Đôn - Ta. Ảnh: Sưu tầm.

Lễ vật độc đáo trong ngày lễ Sen Đôn - Ta. Ảnh: Duy Lư.

Lễ vật độc đáo trong ngày lễ Sen Đôn - Ta. Ảnh: Duy Lư.

Mâm cổ Sen Dolta của gia đình đồng bào Khmer dù giàu hay nghèo đều không thể thiếu được nhang đèn, hoa quả, trầu cau, ly nước lạnh, tách trà, ly rượu...

Lễ hội dâng bông - Kathina (Từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch)

Lễ dâng y Kathina (Lễ dâng y cà sa) là nghi lễ quan trọng gắn liền với tính ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp văn hóa độc đáo của sự “cho” và “nhận” trong đời sống đồng bào dân tộc Khmer. Hằng năm, Lễ được diễn ra sau 3 tháng nhập hạ của các vị chư tăng, từ khoảng 15/9 - 15/10 âm lịch.

"Kathina" theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu tập.

Lễ dâng y Kathina trở thành truyền thống của Phật giáo từ thời kỳ Đức Phật cho đến ngày nay. Ảnh: Báo Tổ Quốc.

Lễ dâng y Kathina trở thành truyền thống của Phật giáo từ thời kỳ Đức Phật cho đến ngày nay. Ảnh: Báo Tổ Quốc.

Trong dịp lễ dâng y diễn ra, y áo và các vật cúng dường khác được phật tử đặt vào mâm rồi đội lên đầu để tỏ lòng kính ngưỡng tam bảo, sau đó đi diễu hành trong thôn xóm, làng mạc trước khi đến chùa để dâng lên chư tăng. Khi tiến hành lễ dâng y, phật tử không trực tiếp tự tay dâng y mà đặt y trước mặt chư tăng. Chư tăng chỉ nhận bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.

Với tấm lòng thành kính, các phật tử đi chân trần, đội vật phẩm cúng dường lên đầu và tiến hành lễ nhiễu Phật ba vòng xung quanh Chính điện. Ảnh: Việt Hải.

Với tấm lòng thành kính, các phật tử đi chân trần, đội vật phẩm cúng dường lên đầu và tiến hành lễ nhiễu Phật ba vòng xung quanh Chính điện. Ảnh: Việt Hải.

Ngoài ra, nhiều gia đình còn cúng đường cho chùa nhiều vật dụng khác như: Giường, bàn ghế, tủ, chăn, gối... để thể hiện lòng thành kính cũng như góp phần trang bị vật dụng cho nhà chùa.

Trong năm, mỗi chùa Khmer sẽ tổ chức Lễ dâng y Kathina một lần, sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư, tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc. Bên cạnh ý nghĩa thể hiện thiện tâm của phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, còn có ý nghĩa cầu cho gia đình bình an, cầu mưa thuận gió hòa, tạo không khí vui tươi cho phật tử, cho bà con.

Lễ hội cầu an Miễu bà Xóm Chài (từ ngày 12 - 14 tháng Giêng Âm lịch)

Lễ hội cầu an Miễu bà Xóm Chài thường diễn ra tại lưu vực sông Hậu - Cần Thơ. Đây được coi là ngày Lễ trọng đại được tổ chức lớn nhất miền Tây vào mỗi dịp đầu năm.

Ban tổ chức đưa bè “Tống Ôn - Tống gió” lên tàu lớn và bắt đầu diễu hành trên sông.

Ban tổ chức đưa bè “Tống Ôn - Tống gió” lên tàu lớn và bắt đầu diễu hành trên sông.

Lễ hội cầu an còn có tên gọi là khác là Lễ Tống ôn. Lễ Hội Tống Ôn là nghi thức quan trọng của người dân xóm Chài, giúp xua đuổi tà khí, mang ý nghĩa cầu an, cầu may, đón chào một năm mới bình an, hạnh phúc. Vào đúng giờ lành, người dân xóm Chài sẽ thực hiện nghi thức đi “nghinh”, xà lang chở bè tống phong sẽ diễu hành một vòng quanh lớn trên sông Hậu khoảng hơn một giờ đồng hồ, sau đó di chuyển ra giữa sông để tiến hành làm lễ hạ bè tống phong.

Lễ hội tống ôn thu hút hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về để cùng 'trẩy hội'.

Lễ hội tống ôn thu hút hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về để cùng "trẩy hội".

Các nghi thức của lễ hội gồm có: lễ Cầu an, lễ cúng Bà, cúng Thổ thần và người khuất mặt; thả mô hình bè ra sông lớn; đánh trống múa lân, tắm sông, xối nước lên nhau để để rửa trôi tà khí, đón lấy những điều may mắn, tốt lành về cho năm mới.

Khi hoàn thành các nghi thức Lễ, người dân sẽ dùng nước sông để rửa tàu, tạt vào nhau để tống đi các xui xẻo của năm cũ, đón chào một năm mới bình an.

Khi hoàn thành các nghi thức Lễ, người dân sẽ dùng nước sông để rửa tàu, tạt vào nhau để tống đi các xui xẻo của năm cũ, đón chào một năm mới bình an.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày: từ 21- 23/2 (nhằm ngày 12 - 14 tháng Giêng ÂL) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đậm chất sông nước miền Tây.

Lễ hội Đua Bò Bảy Núi (ngày 30/8 âm lịch)

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang.

Giống bò đua trong lễ hội là giống Bò Bảy Núi. Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảng ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được "trục" xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.

Lễ hội đua bò Bảy Núi thu hút hàng nghìn người dân và các tay săn ảnh từ khắp nơi đổ về tham gia. Ảnh: Check - in An Giang.

Lễ hội đua bò Bảy Núi thu hút hàng nghìn người dân và các tay săn ảnh từ khắp nơi đổ về tham gia. Ảnh: Check - in An Giang.

Lễ hội đua bò được tổ chức cùng lễ hội Đôn ta (lễ cúng ông bà), 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch (nếu tháng thiếu thì từ 29/8 đến mùng 2/9 âm lịch). Hội đua bò Bảy Núi mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện quá trình liên kết cộng đồng, trở thành một sự kiện văn hóa, một dạng thể thao đại chúng gần gũi với cộng đồng phum sóc, trở thành một nhu cầu văn hóa của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi bao đời qua.

Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok (ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch)

Lễ hội Ok Om Bok còn có tên khác là lễ hội Cúng Trăng, được tiến hành vào ngày 14 và 15 rằm tháng mười âm lịch. Theo quan niệm của người Khmer, mặt trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Sau khi thu hoạch những sản phẩm đầu tiên của mùa vụ, người ta tiến hành nghi thức cúng tế để tạ ơn Thần Mặt Trăng đã cho một vụ mùa bội thu, giúp cho phum sóc có cuộc sống ấm no. 

Vì thế, vào dịp rằm tháng 10 Âm lịch, lúc thần mặt trăng lên cao, người ta sẽ đem dâng cúng các sản vật của mùa màng vừa thu hoạch như cốm dẹp, chuối, mía… với nghi thức cúng trăng diễn ra tại sân chùa của mỗi phum sóc.

Nghi thức đúc cốm trong lễ hội. Ảnh: IVIVU.

Nghi thức đúc cốm trong lễ hội. Ảnh: IVIVU.

Điểm nhấn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh về tham dự Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok là ngày hội Đua ghe ngo. Ghe ngo là phương tiện di chuyển truyền thống trên sông nước của người dân Khmer Nam bộ, có dạng hình rắn thần Nagar, trên mỗi ghe ngo có từ 40 – 50 tay bơi chuyên nghiệp đến từ các địa phương sẽ cùng nhau tham gia tranh tài.

Mỗi năm tới mùa lễ Ok Om Bok, các ghe thuyền đều phủ kín mặt sông với nhiều màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Hiệp hội du lịch TP.HCM.

Mỗi năm tới mùa lễ Ok Om Bok, các ghe thuyền đều phủ kín mặt sông với nhiều màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Hiệp hội du lịch TP.HCM.

Sau một chuỗi các hoạt động hấp dẫn của phần hội, nghi thức Lễ Cúng trăng chính thức bắt đầu khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc mặt trăng vừa lên cao, một số vị bô lão được cử ra thay mặt cho 143 ngôi chùa Phật giáo Nam tông và toàn thể đồng bào Khmer trong tỉnh tiến hành nghi thức cúng trăng.

Cúng trăng là một lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, phản ánh, lưu giữ và truyền thừa những giá trị tích cực của tín ngưỡng văn hóa truyền thống gắn chặt cuộc đời mỗi con người, mỗi gia đình và cả phum sóc với ruộng đồng, mùa vụ và thiên nhiên.

Phùng Thảo (T/H)  
Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?

Ly hôn là một quyết định khó khăn đặc biệt khi có con. Nhiều cặp vợ chồng đã chán ngấy nhau nhưng vẫn cố ở lại vì con mà không biết hậu quả nặng nề đến mức nào.

60 giây để yêu!

60 giây để yêu!

Không có hai người tự nhiên sinh ra đã thích hợp với nhau, tiếng cười và tiếng ồn ào cãi vã luôn xen lẫn. Mỗi phút họ không thích bạn thực chất là 60 giây họ dành để yêu bạn.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi xa

(NSMT) - Câu nói cuối cùng của người cha trước khi rời bỏ thế giới khiến chị nhớ mãi. Cha chị vẫn như thế, lo lắng và chu toàn mọi điều đến tận giây phút cuối đời.

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

Bước qua đổ vỡ

Bước qua đổ vỡ

Khi lập gia đình, ai chẳng mong muốn có được hạnh phúc vững bền. Thế nhưng, vì nhiều yếu tố, không ít chị em phụ nữ phải dừng cuộc hôn nhân, chọn sống đơn thân. Bằng nghị lực, sự tự tin và tình yêu thương con, các chị đã vượt qua nghịch cảnh, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Cha yêu con bằng tình yêu của một người điên

Một người cha không trọn vẹn, không ít lần những lúc điên dại sẵn sàng cầm roi đánh con không xót nhưng khi tâm hồn đó bình yên lại xót xa, chăm bẵm trong tâm thức của một người làm cha. Tình thương đó dù "khuyết tật" nhưng lớn lao, vĩ đại.