Dinh dưỡng

Những loại thực phẩm bạn cần tránh nếu không muốn làm tổn thương gan của mình

Thứ tư, 22/12/2021, 15:44 PM

(NSMT) - Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý như tăng cường các thực phẩm tốt cho gan và cần tránh các loại thực phẩm không tốt cho gan dưới đây là cách tốt nhất giúp bảo vệ lá gan của bạn.

Rượu, bia

Đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm bạn cần tránh để không tổn hại cho gan chính là rượu, bia. Ảnh: Internet.

Đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm bạn cần tránh để không tổn hại cho gan chính là rượu, bia. Ảnh: Internet.

Khi uống rượu, bia, chất cồn ngấm vào máu thông qua niêm mạc dạ dày và ruột rồi đổ toàn bộ về gan. Do đó, gan chính là nơi tập trung chất độc hại của rượu nhất. Tuy nhiên, gan chỉ có khả năng xử lý một phần chất cồn nhất định, nếu uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải làm việc quá mức và bị nhiễm độc, suy yếu dần.

Dưa chua muối 

Trong dưa chua thường chứa hàm lượng nitrit và muối cao. Những chất khả năng gây hại cho gan, nếu như ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ tăng áp lực cho gan. Nguy cơ gây những bệnh lý về gan.

Ngoài ra, nếu ăn những loại dưa muối không đảm bảo có thể chứa nhiều chất phụ gia, bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm độc những chất này cũng sẽ có thể gây hại gan. Để tránh gây nguy hại cho gan, bạn cần hạn chế ăn dưa muối chua.

Măng tươi

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Ảnh: vtv.

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Ảnh: vtv.

Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Thực phẩm nấm mốc

Khi ăn phải thực phẩm bị nấm mốc, gan của bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Hơn nữa, những độc tố trong thực phẩm nấm mốc còn có thể là tác nhân gây tổn thương gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan cùng với một số loại ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư dạ dày, ung thư thực quản,… Chính vì thế, bạn nên bảo quản thức ăn tốt và không nên ăn những loại thực phẩm đã bị nấm mốc. 

Các thực phẩm giàu chất béo 

Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa rất cao là đồ ăn vặt, thức ăn nhanh... Ảnh: vinmec.

Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa rất cao là đồ ăn vặt, thức ăn nhanh... Ảnh: vinmec.

Để cơ thể có thể hấp thu được các axit béo cần sự có mặt của dịch mật. Mà dịch mật do chính gan tạo ra. Chính vì vậy, những loại thực phẩm này sẽ làm cho gan phải hoạt động nhiều hơn bình thường.

Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa rất cao là đồ ăn vặt, thức ăn nhanh... Các loại thức ăn nhanh đều không tốt cho gan. Hàm lượng đường fructose cao hay chất ngọt nhân tạo nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì đây là bộ phận phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.

Thịt chế biến sẵn

Các loại thịt nguội, thịt xông khói, thịt chế biến sẵn có hàm lượng muối rất cao. Điều này có thể gây hại cho gan của bạn bởi hàm lượng muối natri cao dễ gây tích nước trong gan và cơ thể, gây xơ gan. Hơn nữa, nhiều loại thịt chế biến sẵn chứa chất béo không lành mạnh, có thể tạo nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ.

Gừng, tỏi

Gừng, tỏi là loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Ảnh: Internet.

Gừng, tỏi là loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Ảnh: Internet.

Gừng, tỏi chứa nhiều volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole gây biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. 

Tỏi sẽ làm ảnh hưởng, giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố gây hại cho gan, từ đó dẫn tới hiện tượng thiếu máu, bất lợi cho người mắc bệnh viêm gan. 

Người mắc bệnh gan cũng không được ăn gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.

Thảo Nguyên (T/H)  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.