Những thực phẩm thay thế gạo trắng giúp bạn giảm cân
(NSMT) - Bạn có thể thay thế cơm trắng bằng những loại thực phẩm sau đây để cơ thể đủ dinh dưỡng và vẫn đạt được mục tiêu giảm cân.
Súp lơ trắng
Nếu thường xuyên tìm tòi những món ăn giảm cân thì hẳn bạn đã không lạ gì súp lơ trắng. Trong 100g súp lơ trắng chỉ có chứa khoảng 25 kcal lại giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ. Vì vậy nhiều người đã lựa chọn ăn súp lơ trắng thay cho cơm trong bữa ăn. Bạn có thể cắt súp lơ trắng rồi chiên cùng thịt, trứng, rau là đã có bát "cơm chiên" giống hệt cơm trắng mà lại cực ít kcal, tốt cho sức khỏe và vóc dáng.
Hạt quinoa
Quinoa là loại hạt có hàm lượng protein cao hơn nhiều so với gạo. Trên thực tế, khi nấu chín 92 gam quinoa có thể cung cấp 4 gam protein. Hàm lượng này cao gấp đôi so với khẩu phần gạo trắng.
Hơn nữa, thành phần protein của quinoa là hoàn chỉnh, điều đó có nghĩa là nó chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Cho nên, quinoa trở thành một nguồn protein tuyệt vời dành cho người ăn chay.
Ngoài ra, nó cũng là một nguồn tốt của các khoáng chất như magie và đồng. Các chất khoáng này đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng và bảo vệ sức khỏe của xương.
Yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nguồn chất xơ dồi dào, đặc biệt là beta glucan và có nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa.
Yến mạch thường được cuộn hoặc nghiền nát thành các mảnh phẳng, nướng nhẹ để sản xuất bột yến mạch và có thể được tiêu thụ dưới dạng bột yến mạch (cháo) hoặc được sử dụng trong các món nướng, bánh mì…
Yến mạch có thể được dùng để thay thế cơm trắng, đặc biệt là dùng trong bữa sáng. Có thể trộn yến mạch cùng sữa chua, nấu cháo yến mạch, làm bánh…
Khoai tây
Khoai tây rất thơm và ngon nhưng hàm lượng carbohydrate của nó ít hơn 1/4 so với gạo. Dựa trên cùng một lượng calo và hàm lượng carbohydrate, 100 gram cơm trắng tương đương với 150 gram khoai tây hấp.
Khoai tây cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng kali cao và natri thấp. Đồng thời, nó có hàm lượng vitamin C cao hơn nhiều so với ngũ cốc thông thường.
Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo chà dối, khi xay xát, lớp vỏ lụa không bị bỏ đi nên hạt gạo giữ lại được rất nhiều loại vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6, vitamin E, magie, mangan, sắt… Trong đó vitamin B1 và chất xơ trong gạo lứt cao hơn nhiều lần so với gạo trắng nên rất hợp với những ai bị tiểu đường.
Gạo lứt cung cấp năng lượng không thua gì gạo trắng nhưng protein cao hơn và carb ít hơn, do đó món này được xem là thực phẩm cho giảm cân. Gạo lứt làm bạn no lâu hơn nên giảm cảm giác thèm ăn sau đó, hạn chế ăn vặt.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.