Hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu - đặc sản trứ danh miền Tây
(NSMT) - Về miền Tây nghe nhắc đến hủ tiếu không có chút gì xa lạ, nhưng hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu xứ hành tím của miền sông nước lại thực sự khiến thực khách có được cảm nhận rất riêng biệt trong hương vị.

Hủ tiếu cà ri đặc sản Vĩnh Châu (Ảnh: st)
Ở miền Tây, mỗi khi nhắc đến hủ tiếu người ta thường nghĩ tới những loại như hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu Sa Đéc đều có tiếng tăm nổi khắp vùng. Người miền Tây ăn hủ tiếu như món ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều được vì hủ tiếu cũng là sản phẩm từ lúa gạo mang nhiều giá trị dinh dưỡng.
Riêng vùng Vĩnh Châu ở Sóc Trăng lại có loại hủ tiếu đặc biệt, không chế biến từ sợi hủ tiếu khô thông thường. Thoạt nhìn tô hủ tiếu ở địa phương này cũng không có gì lạ hơn so với nơi khác, cũng là sợi hủ tiếu trụng nước dùng rồi chan nước dùng kèm những nguyên liệu.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nằm ở sợi hủ tiếu, hủ tiếu Vĩnh Châu được bó từng bó nhỏ khoảng nửa ký được bọc trong tấm màng bọc thực phẩm có quấn giấy báo bên ngoài. Sợi hủ tiếu đã chín một màu trắng ngần như sợi bún nhưng không giòn giống bún mà đặc biệt dẻo dai và không có vị chua tạo nên một nét riêng đặc trưng chỉ có riêng ở hủ tiếu Vĩnh Châu.
Bên cạnh đó, xứ Vĩnh Châu, còn có món hủ tiếu cà ri với hương vị đặc trưng trứ danh vùng quê này, món ăn đơn giản nhưng thật sự độc đáo. Trước đây bà con nấu món cà ri với nguyên liệu chủ đạo là thịt heo, nhưng hiện nay thực khách có thể thưởng thức những loại thịt khác như thịt gà, thịt vịt. Do sở thích và khẩu vị từng người khác nhau mà nguyên liệu cũng thay đổi, không còn là một nguyên liệu nhất định nào cả.

Tô hủ tiếu cà ri đầy đủ gia vị, màu sắc hương vị hài hòa (Ảnh: st)
Trong những món hủ tiếu cà ri, người dân vùng Vĩnh Châu thích dùng vị xiêm để nấu nhất. Để nấu cà ri cho ngon ngọt người dân thường chọn vịt xiêm để thịt chắc ngọt và dày thớ lại không quá mỡ. Sau khi sơ chế, vịt được chặt miếng vừa ăn rồi ướp đầy đủ gia vị, chuẩn bị sẵn vài tép sả, một ít môn gọt sạch chiên sơ, nước cốt dừa và cả nước dừa tươi cùng dĩa hành tây xắt thiệt mỏng với một số loại rau giá ăn kèm.
Nồi thịt vịt sau khi ướp đủ ngấm gia vị sẽ được xào săn, đổ nước dừa tươi vào nấu sôi lên và khoai môn đã chiên nấu cùng tới mềm, sả đã đập giập sẽ để vào chung tạo hương thơm cho món ăn. Cuối cùng là nước cốt dừa đã vắt làm nên sự béo ngậy đặc trưng nhưng không gây ngán.

Tô hủ tiếu đậm vị quê hương (Ảnh:st)
Cho hủ tiếu đã trụng ra tô, thêm rau giá, một chút ngò gai và hành tây xắt mỏng lên trên sau đó chan nước cà ri lên, trưng cọng rau quế cho đẹp mắt, thêm vài miếng thịt chấm muối tiêu chanh ớt tùy thuộc khẩu vị sẽ có tô hủ tiếu cà ri thơm ngon đậm vị.
Nhìn vào tô hủ tíu cà ri vàng sánh có khói bốc nghi ngút ngon khó chê vào đâu được, vị béo của nước cốt dừa kết hợp cùng vị ngọt, chua làm cho thực khách ăn một lần lại nhớ mãi không quên được hương vị.
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn
Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).
Phở Lý Quốc Sư Cần Thơ: Hương vị phở Hà Nội đậm đà, không gian xuân an lành, rực rỡ ngày Tết
Với hành trình 3 năm mang đặc sản phở - một trong những món ăn được công nhận là “Tinh hoa Ẩm thực Quốc gia” - đến với thực khách miền Tây, Phở Lý Quốc Sư đã dần khẳng định vị thế của mình tại số 38D, đường Nguyễn Văn Cừ, giữa lòng Cần Thơ. Không chỉ mang đến hương vị phở truyền thống đậm chất Hà Nội, quán còn tạo dựng một không gian đặc biệt, nơi ký ức và cảm xúc về những ngày Tết trở nên gần gũi và trọn vẹn hơn.
Cách chọn mứt Tết an toàn theo 4 tiêu chuẩn dễ nhận biết
Mứt Tết là món truyền thống không thể thiếu trong phong tục đón Tết cổ truyền của mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, cách chọn mứt làm sao để an toàn thì không phải ai cũng biết.
Cá he kho rục - đặc sản ẩm thực Cần Thơ
Cá he kho rục là một trong hai món ngon của Cần Thơ được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I. Đây là món ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây được nhiều thực khách yêu thích.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.