Kà Tum - Món bánh ngon độc nhất vô nhị chỉ An Giang mới có
Với tên gọi vô cùng đặc biệt và hình dáng độc, lạ, bánh Kà Tum có ý nghĩa đủ đầy, trọn vẹn và sung túc. Ngày nay, bánh Kà Tum chỉ xuất hiện trong những dịp lễ lớn của người dân tộc Khmer ở An Giang.
Bánh Kà Tum là đặc sản riêng có ở vùng đất Tri Tôn, An Giang, được lưu truyền từ nhiều đời. Tiếng Việt của bánh Kà Tum có nghĩa là trái lựu. Thoạt nhìn cũng thấy na ná giống với trái lựu thật vì kích thước vuông vuông, tròn tròn lại có bông hoa ở trên đỉnh đầu, ngoài ra vỏ bánh bao kín bánh bên trong và được xỏ dây khi cầm lên tưởng tượng như cái cuốn của trái lựu.
Gọi là bánh Kà Tum vì nhìn nó giống trái lựu, đây là loại bánh rất khó làm, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong cách gói nên hiện rất ít người biết làm cũng như gói được một chiếc bánh đẹp.
Hiện nay, số người biết làm bánh Kà Tum không còn nhiều, nên sản lượng bánh làm ra rất hạn chế. Mặc dù các nguyên liệu làm bánh rất dễ tìm như nếp, đậu trắng, dừa (lấy nước cốt), đường cát, muối nhưng cách gói thì không thể phủ nhận là rất khó làm, làm ra được bánh được ví như làm nghệ thật vì phải rất kỳ công.
Gạo nếp sau khi mua về ngâm qua một đêm, sau đó để ráo, tiếp đến là cho đậu trắng nước cốt dừa cùng chút muối và một ít đường trộn đều cho thấm gia vị rồi gói bánh.
Chiếc bánh Kà Tum có màu sắc rất đặc biệt, nhìn bề ngoài như một bông hoa.
Đặc biệt ở công đoạn gói bánh, công đoạn này là tốn công sức nhất, từng ô đan trên vỏ bánh làm ra phải đều như những ô trong mặt của Rubik thì mới đẹp. Gói xong rồi xỏ xâu lại mang đi luộc khoảng 50 phút sau đỏ vớt ra ngâm nước lạnh rồi vớt ra lần nữa đem phơi ráo là hoàn thành.
Bánh được treo trên giàn trông thật đẹp mắt và còn bay mùi thơm lừng của nếp hoà quyện với mùi lá thốt nốt nấu lên. Dùng dao cắt bánh ra làm hai là có thể thưởng thức trọn hương vị, đôi lúc nhìn cái bánh mà xuýt xoa vì trông nó đẹp quá nên không nỡ ăn.
Hơn 40 năm gắn bó với chiếc bánh Kà Tum, bà Neáng Phương ở xã Ô Lâm, Tri Tôn (An Giang) là một trong số ít người còn giữ được nghề đến hôm nay.
Bánh Kà Tum đã được đề xuất xác nhận kỷ lục là “Bánh được gói bằng lá thốt nốt cầu kỳ nhất Việt Nam”. Rất nhiều du khách đến tham quan đều yêu thích hương vị của bánh này, họ mua về thưởng thức hay làm quà tặng, một số khác vì mê vẻ đẹp hình dáng của bánh mà mua, thậm chí còn yêu cầu mua thêm những cái vỏ bánh không có ruột để mang về trang trí được lâu hơn.
Nghệ nhân Neáng Phương (ngụ tại ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là người duy nhất giữ được truyền thống gói bánh Kà Tum. Cô Neáng Phương đã có hơn 40 năm gắn liền về nghề gói bánh và đạt được rất nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi, lễ hội. Trong đó, có huy chương vàng cô từng đoạt được trong “Lễ hội bánh dân gian Nam bộ” (2017).
Sau này cô Neáng Phương mở lớp truyền dạy lại cho các con em trong làng và du khách. Cô chia sẻ, có cùng một cách gói, nhưng khi cô truyền đạt cho hơn 20 người, có người 5 -10 phút đã gói được, còn có người loay hoay mãi không gói xong. Trong số hơn 20 người học đó thì chỉ có 2, 3 người gói đạt và đẹp.
Chính vì sự công phu và tỉ mỉ trong cách thắt lá, làm bánh đã tạo nên nét đặc trưng riêng và duy nhất của cô Neáng Phương và người dân Ô Lâm nơi đây.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.
Độc đáo bánh bò da lợn
Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.
Mùa cá bống sao
Nhà tôi ngày xưa nằm cạnh mé sông khu rừng ngập mặn. Tuổi thơ tôi gắn bó với sông nước bùn lầy đầy ắp kỷ niệm, những món ăn từ thiên nhiên ban tặng đã thổi hồn quê vào trong tôi thấm đẫm yêu thương. Mưa... mưa đưa tôi miên man nhớ về khung trời 40 năm trước với mùa cá bống sao.
Về miền Tây ăn bông điên điển
Cứ đến mùa nước nổi, bông điên điển trở thành đặc sản trong các món ngon dân dã của người miền Tây. Mùa này, khi đến miền Tây, du khách có thể thưởng thức đa dạng các món ăn có bông điên điển, từ gỏi, xào, canh, bún đến lẩu.
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?
Rằm tháng 7 năm 2024 vào chủ nhật, ngày 18/8 dương lịch. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h ngày 15/7 âm lịch.
Đánh thức “người tình” L’amant Coffee sau 34 năm ngủ yên
(NSMT) - Tọa lạc tại 390H đường Trần Nam Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, L’amant Coffee 1975 hứa hẹn sẽ là không gian tuyệt vời cho những câu chuyện phiếm giữa lòng “Paris thu nhỏ”.