"Điểm mặt" các món ăn thường xuyên góp mặt trong ngày Tết cổ truyền ở miền Tây
(NSMT) - Vào dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam, ở các vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến là đã biết Tết đang về. Dưới đây là một số món ăn độc đáo được bắt gặp thường xuyên vào mỗi dịp Tết ở miền Tây.
Bánh tét ngũ sắc
Khác với các miền, bánh tét miền Nam được làm cầu kì và cải tiến hơn. Ngoài nhân ngọt và nhân mặn thì các nghệ nhân làm bánh tét còn cho thêm màu sắc vào để tạo sắc cho bánh, dân gian thường gọi là bánh tét ngũ sắc. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nơi ở miền Tây còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau.
Bánh tét nhân ngọt tại miền Tây phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… được gói vuông vức, chắc tay. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm nhiều màu sắc phải kể đến Trà Vinh với món Bánh tét Trà Cuôn.
Nem chua
Nếu có dịp tới chơi Tết tại miền Tây thì ắt hẳn người dân bản xứ sẽ mời bạn nhâm nhi tí nem chua cùng vài chung rượu vào dịp Tết. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi, lá chùm ruột, để trong vài ngày sẽ có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay, ăn rất ngon.
Nem chua miền Nam thường dai, giòn, hương vị dịu nhẹ và được ăn kèm với tép tỏi để tăng hương vị. Đặc biệt, nem miền Nam thường sẽ cho thính và muối diêm vào thịt để khi nem chín sẽ có màu đỏ tự nhiên kèm vị ngọt thanh, lúc văn vừa miệng, không ngấy.
Tôm khô - củ kiệu - Trứng bắc thảo
Có thể nói, tôm khô - củ kiệu - trứng bắc thảo là món ngon đậm chất truyền thống lịch sử đã quá đỗi quen thuộc của người dân Nam Bộ. Củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô, trứng bắc thảo luôn làm "hao cơm" của người miền Nam ngày Tết.
Củ kiệu là loại củ đặc trưng của vùng lưu vực sông nước miền Tây, đặc biệt được trồng rộng rãi ở khu vực ĐBSCL như: Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… và các tỉnh khác vào dịp cuối thu, đầu xuân. Tôm khô ăn kèm phải là loại vừa, không quá nhỏ cũng không quá lớn, như vậy mới đảm bảo độ thấm khi hòa cùng nước ngâm kiệu, cùng độ béo, thơm của trứng bắc thảo, tất cả làm thành món ăn tổng hợp không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Tây Nam Bộ.
Thịt nguội - Dưa cải
Thịt nguội - Dưa cải là món ăn truyền thống ngày Tết trên mâm cơm người Việt, đặc biệt tại các tỉnh miền Tây, vào những dịp cuối năm, nhà nhà sẽ bắt đầu muối dưa để đến khi đón giao thừa lấy ra dùng dần là vừa.
Thịt nguội hay còn được gọi là dăm bông hay Jambon, một món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng cũng chẳng còn xa lạ đối với người Việt Nam. Dần dần, món thịt nguội đã trở nên quen thuộc và được biến tấu theo đúng hương vị Việt, xuất hiện từ bữa ăn gia đình cho đến các mâm cỗ, tiệc.
Thịt kho hột vịt
Thịt kho hột vịt (còn gọi là thịt kho tàu hay thịt kho nước dừa) là một món ăn phổ biến tại miền Nam vào dịp Tết cổ truyền. Món ăn này đặc biệt thường được chế biến để dùng trong các ngày Tết Nguyên Đán vì có thể làm sẵn, giữ được lâu ngày bằng cách bảo quản trong tủ lạnh, sau đó mang ra hâm nóng và dùng dần.
Nguyên liệu đơn giản, chế biến nhanh chóng, món thịt được dùng là thịt nạc heo, một miếng thịt được kho ngon là món thịt có 3 phần mỡ, 7 phần thịt, không gây ngán và rất bắt cơm. Còn trứng thì tùy nhà, có thể dùng trứng cút, trứng gà nhưng đa phần là dùng trứng vịt vì có độ săn, dẻo, giòn, hòa cùng nước dùng là nước dừa tươi, ninh trong lửa khoảng 1 tiếng để thịt rịu, ăn rất mềm và bắt cơm.
Lạp xưởng
Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, về sau lan truyền trong dân gian Việt Nam và được ưa chuộng nhiều ở cả 2 miền Nam Bắc. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên.
Có 2 loại là lạp xưởng khô và lạp xưởng tươi. Lạp xưởng phơi là "lạp xưởng khô", còn không phơi là "lạp xưởng tươi". Lạp xưởng có màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt, có thể bảo quản lâu ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ mát.
Có nhiều cách chế biến lạp xưởng, đa phần là chiên hoặc rán, có người hấp, nướng hoặc kho, tùy vào khẩu vị của từng miền mà lạp xưởng được chế biến sao cho phù hợp. Đặc biệt ở miền Nam, người dân sẽ thường ưa vị ngọt, tạo màu bóng bẩy nên sẽ dần lạp xưởng tước qua nước sôi để thanh tẩy các chất bụi bám ở vỏ ngoài. Sau đó sẽ đem hâm trong nồi cơm hoặc chiên để ráo và chiên trực tiếp trong dầu. Đây là món ăn có thể dùng kèm với rất nhiều món dưa khác trong ngày Tết, có thể kể đến như: củ kiệu, dưa muối, cà pháo, dưa cải,...
Trên đây là một số món ăn tiêu biểu được ưa chuộng trong ngày Tết của người dân miền Tây.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.
Độc đáo bánh bò da lợn
Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.
Mùa cá bống sao
Nhà tôi ngày xưa nằm cạnh mé sông khu rừng ngập mặn. Tuổi thơ tôi gắn bó với sông nước bùn lầy đầy ắp kỷ niệm, những món ăn từ thiên nhiên ban tặng đã thổi hồn quê vào trong tôi thấm đẫm yêu thương. Mưa... mưa đưa tôi miên man nhớ về khung trời 40 năm trước với mùa cá bống sao.
Về miền Tây ăn bông điên điển
Cứ đến mùa nước nổi, bông điên điển trở thành đặc sản trong các món ngon dân dã của người miền Tây. Mùa này, khi đến miền Tây, du khách có thể thưởng thức đa dạng các món ăn có bông điên điển, từ gỏi, xào, canh, bún đến lẩu.
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?
Rằm tháng 7 năm 2024 vào chủ nhật, ngày 18/8 dương lịch. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h ngày 15/7 âm lịch.
Đánh thức “người tình” L’amant Coffee sau 34 năm ngủ yên
(NSMT) - Tọa lạc tại 390H đường Trần Nam Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, L’amant Coffee 1975 hứa hẹn sẽ là không gian tuyệt vời cho những câu chuyện phiếm giữa lòng “Paris thu nhỏ”.