Ăn gì

Về miền Tây săn lùng những loại cây trái gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ

Thứ ba, 15/11/2022, 19:26 PM

(NSMT) - Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với nhiều loại trái cây tươi mát, thơm ngon mà bên cạnh đó còn có những loại trái cây vô cùng độc đáo, gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ mà không phải ai cũng được biết đến.

Trái trâm

“Trời mưa lâm thâm, cây trâm có trái” là câu hát đã đi vào giấc ngủ của biết bao thế hệ được mẹ ru bên cánh võng. Chúng ta đã lớn lên cùng câu ca ấy, còn loài cây này lại dần chìm vào dĩ vãng. Trái trâm còn có tên gọi khác là: trâm mốc, trâm vối, vối rừng. Quả trâm có hình bầu dục, lúc còn non có màu xanh nhạt vị chua và rất chát, đến khi chín thì chuyển thành màu tím đậm, có vị ngọt và khi ăn vào sẽ để lại màu tím trên đầu lưỡi. Trái trâm ngoài việc ăn tươi còn có thể dùng để ngâm rượu trị bệnh huyết áp rất hiệu quả.

Cây trâm mọc thành chùm, mỗi mùa cho quả là say trĩu. Ảnh: Minh Cảnh

Cây trâm mọc thành chùm, mỗi mùa cho quả là say trĩu. Ảnh: Minh Cảnh

Người dân sẽ đong trâm theo gam để bán, giá giao động từ 10.000 – 15.000 đồng / 100g. Ảnh: Hồng Ngọc

Người dân sẽ đong trâm theo gam để bán, giá giao động từ 10.000 – 15.000 đồng / 100g. Ảnh: Hồng Ngọc

Trái bình bát

Bình bát còn có tên gọi khác là na nước, Na xiêm; Nê xiêm; Đào tiên. Loài cây này thường mọc ven các kênh rạch, sông nước ở khu vực miền Nam. Bình bát là loại cây nhỏ, cao khoảng 5 – 7m, có vị ngọt đậm, ăn vào mát, là loại quả gắn liền với tuổi thơ của không ít người. Thông thường, người ta sử dụng phần ruột loại quả này dầm với một ít đường và đá để tạo nên món nước uống thơm ngon.

Cây bình bát được chế biến đa dạng, có thể ăn với đá hoặc dùng nguyên vị vẫn ngon. Ảnh: Mỹ Linh Trần.

Cây bình bát được chế biến đa dạng, có thể ăn với đá hoặc dùng nguyên vị vẫn ngon. Ảnh: Mỹ Linh Trần.

Ngoài việc là cây ăn trái, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.

Bình bát thường mọc ven các kênh rạch, sông ngòi nên để hái được nó, người dân thường bắt xuồng nhỏ để tiện di chuyển. Ảnh: Hòa Minh.

Bình bát thường mọc ven các kênh rạch, sông ngòi nên để hái được nó, người dân thường bắt xuồng nhỏ để tiện di chuyển. Ảnh: Hòa Minh.

Mít tố nữ

Mít tố nữ con được dân gian gọi với cái tên: mít ướt, rất được du khách ưu ái bởi lớp thịt dai giòn, ngọt lịm lại thơm lừng. Mít tố nữ được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây và được coi là“nữ hoàng của các loại mít”. Chọn mít tố nữ ngon cũng khá khó, phải chọn trái có dạng cầu tròn, nở gai, cuốn mít tươi, khi ăn sẽ bổ đôi vòng ngoài của vỏ và kéo một lớp vỏ ra, phần còn lại thì nắm cuốn để kéo lấy phần nhân mít. Đây chính là cách ăn chính xác khi ăn mít tố nữ. Do việc xuất khẩu sang nước ngoài chuộng giống mít giòn, ngọt vừa nên mít tố nữ cũng ít được trồng hơn, muốn ăn phải lại tận nhà vườn để mua.

z3826965648062_9b230e68b805d698599c54e25a5f9937
Giá mít tố nữ ở miền Tây dao động từ 15.000 – 25.000đ/kg. Ảnh: Hoàng Hà.

Giá mít tố nữ ở miền Tây dao động từ 15.000 – 25.000đ/kg. Ảnh: Hoàng Hà.

Trái quách

Cây quách hay còn gọi là cây gáo có chung họ với cây cần thăng. Trước đây là một loài cây mọc tự nhiên khắp Nam kỳ lục tỉnh. Nhưng dần dà chỉ còn vài ba nhà trồng chơi để lấy bóng mát ở các nơi như Chợ Gạo (Tiền Giang) hay Giồng Trôm (Bến Tre). Trái quách có phần vỏ xù xì, ruột màu nâu đen, Thân cây cao khoảng 5 - 7m, càng lâu năm thì trái càng sum suê.

z3850791085564_374f319fe5912e7fda4775d146c70154

Cây cho trái từ tháng 10 âm lịch kéo dài cho ra giêng là mùa quách chín. Hương của quách thơm ngào ngạt và có vị chua ngọt lạ rất miệng. Khi chín có thể dùng chế biến thành các món như sinh tố, lẩu gà hay làm mắm đều rất ngon.

Trái quách rất kén người dùng, không phải ai cũng có thể chịu được mùi hương của nó nhưng khi ăn vào lại rất si mê. Ảnh: Quách Duy Thịnh.

Trái quách rất kén người dùng, không phải ai cũng có thể chịu được mùi hương của nó nhưng khi ăn vào lại rất si mê. Ảnh: Quách Duy Thịnh.

Trái gáo

Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Trái gáo thường chín vào mùa nước nổi ở miền Tây, gáo có vỏ ngoài trông sần sùi, khi xẻ ra, bên trong ruột vàng ươm. 

z3850791129022_1685c69e013842bb784990812e027eb7

Gáo thường có nhiều loại như gáo trắng, gáo vàng hoặc gáo tròn. Gáo vàng da láng, quả không tròn, ngoài da có gai mềm giống như chôm chôm. Loại quả này khi sống có màu xanh và vị hơi chát, lúc chín chuyển sang màu vàng, vị chua ngọt đặc trưng. Khi ăn, có thể chấm với muối ớt hoặc dùng để kho cá rất ngon.

z3861785612965_b1700f4493752c8274d97eee6dda5e2f
Ngoài là cây ăn trái, gáo còn là vị thuốc dân gian độc đáo, người nhân thường dùng vỏ gáo để trị bệnh sốt rét, xơ gan cổ trướng. Ảnh: Dương Tấn Cương.

Ngoài là cây ăn trái, gáo còn là vị thuốc dân gian độc đáo, người nhân thường dùng vỏ gáo để trị bệnh sốt rét, xơ gan cổ trướng. Ảnh: Dương Tấn Cương.

Phùng Thảo (T/H)  
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn

Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn

Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).

Phở Lý Quốc Sư Cần Thơ: Hương vị phở Hà Nội đậm đà, không gian xuân an lành, rực rỡ ngày Tết

Phở Lý Quốc Sư Cần Thơ: Hương vị phở Hà Nội đậm đà, không gian xuân an lành, rực rỡ ngày Tết

Với hành trình 3 năm mang đặc sản phở - một trong những món ăn được công nhận là “Tinh hoa Ẩm thực Quốc gia” - đến với thực khách miền Tây, Phở Lý Quốc Sư đã dần khẳng định vị thế của mình tại số 38D, đường Nguyễn Văn Cừ, giữa lòng Cần Thơ. Không chỉ mang đến hương vị phở truyền thống đậm chất Hà Nội, quán còn tạo dựng một không gian đặc biệt, nơi ký ức và cảm xúc về những ngày Tết trở nên gần gũi và trọn vẹn hơn.

Cách chọn mứt Tết an toàn theo 4 tiêu chuẩn dễ nhận biết

Cách chọn mứt Tết an toàn theo 4 tiêu chuẩn dễ nhận biết

Mứt Tết là món truyền thống không thể thiếu trong phong tục đón Tết cổ truyền của mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, cách chọn mứt làm sao để an toàn thì không phải ai cũng biết.

Cá he kho rục - đặc sản ẩm thực Cần Thơ

Cá he kho rục - đặc sản ẩm thực Cần Thơ

Cá he kho rục là một trong hai món ngon của Cần Thơ được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I. Đây là món ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây được nhiều thực khách yêu thích.

Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.