Ăn gì

Đầu năm lan man với mắm Bò hóc

Thứ bảy, 01/01/2022, 14:59 PM

(NSMT) - Có lần trà dư tửu hậu, một doanh nhân quê Trà Vinh kể anh thường ăn cơm chung với các nhân viên bán hàng trẻ và phát hiện không bạn nào biết ăn mắm…“toàn là dân miền Tây rặc ri…” anh kể với giọng vừa buồn vừa bực, và nỗi buồn bực ấy có thể hiểu được. Bởi mắm, với nhiều người, là quê hương nguồn cội. Mùi mắm thấm đẫm trong ký ức, định hình khẩu vị và càng khó quên nếu bạn từng trải qua thời khốn khó, lúc cực ăn chỉ có cơm với mắm. Thậm chí nhắc mắm dễ tủi phận nghèo.

Giờ thì khác. Chừng mười năm đổ lại đây mắm được nhìn nhận khác đi theo trào lưu tôn vinh giá trị bản địa trong bữa ăn. Người ta hay phân tích miếng ngon từ góc nhìn văn hoá để ngợi ca ẩm thực. Và mắm đã lấp lánh hơn, son phấn sang trọng hơn, trở thành đặc sản của nhiều địa phương. Trong thế giới mắm khó bề nếm hết ấy có một cõi riêng, là mắm “bò - hóc” của người Khmer Nam bộ. 

Prahok cá đồng.

Prahok cá đồng.

Prahok cá biển.

Prahok cá biển.

“Bò - hóc” hay parhok, có nghĩa là mắm. Mùi vị prahok được khách sành ăn biết tới nhiều phải kể tới món bún nước lèo thành danh. Cô Thảo chủ quán 88 TP. Ngã Bảy cho biết, đã pha mắm sặc Long Mỹ với khoảng 25% prahok cho nồi nước lèo của mình. Còn ở Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi được ăn món bún nước lèo nguyên bản 100% pahok trước cổng chùa Ph’no Rokar, dịch nôm na là “Con gà trên đất giồng”.

Bún nước lèo trước cổng chùa Ph'no Rokar.

Bún nước lèo trước cổng chùa Ph'no Rokar.

Cái sạp nhỏ ven đường ấy bán bún với nước lèo nấu từ prahok, cá lóc đồng rỉa bỏ xương ăn với rau ghém, chanh và ớt thiệt cay. Nghe nói bà cụ đã qua đời, truyền nhân hiện thời là cô con gái và hương vị vẫn như xưa.

Để nghe chuyện prahok, chúng tôi tìm gặp bà Thạch Thị Hinh ở thị trấn Kế Sách. Bà Hinh nói tụi nhỏ bây giờ đứa nào ăn cũng biết lựa “bò-hóc” ngon nhưng không chịu làm. Cả xóm này cũng chẳng còn ai làm. Người già mà mất đi chắc “bò-hóc” cũng hết theo luôn.

Bà Thạch Thị Hình muối prahok.

Bà Thạch Thị Hình muối prahok.

Theo bà Hinh, cá nào muối “bò-hóc” cũng được. Từ cá đồng, cá sông như lóc, trê, chốt, sặc cho tới các loại cá biển nhỏ như cá mồng gà, cá sơn… và phải để cho ươn bằng cách ngâm cá đã làm sạch trong thau nước lạnh qua đêm. Ngày sau vớt đem phơi nguyên một nắng. Khi cá thiệt ráo mới đem bóp muối.

Bà Hinh cho chúng tôi thị phạm muối prahok với mớ cá lóc lớn, được bà cắt khúc, bỏ vô cối, dùng chày “xom” cho thịt cá nhão ra, rồi mới bóp muối trộn chung với cơm nguội.

Bà Hinh cho rằng cơm nguội phơi khô trộn muối mai mốt ra “bò-hóc” thơm hơn.

Prahok bán ở sạp mắm Bà Hai Bông - Hồng Ngự.

Prahok bán ở sạp mắm Bà Hai Bông - Hồng Ngự.

Người Khmer không cân đo lượng muối – cá khi làm prahok. Bóp muối trộn cơm nguội cho đến khi con cá cứng lại là đủ muối. Cá lớn phải xom, cá nhỏ dễ ăn muối nên chỉ cần bóp cho thấm muối.

Sau khi ăn muối xong, cá xếp vào hũ, dằn chừng hai ba ngày để cho ra hết nước, thứ nước mà bà Hinh kêu là nước “thúi”. Bỏ nước này đi và bắt đầu nhận cá lại. Một thời gian dài sau đó nước bổi thơm bắt đầu ứa ra từ cá nổi trên mặt. “Nước này chấm xoài chua ngon lắm!” bà Hinh kể hồi nhỏ bà lén múc nước bổi này rồi rủ bạn bè bẻ xoài chấm ăn. Má bà phải nấu nước muối đổ vô lại nếu không hũ prahok sẽ hư.

Món gỏi chấm prahok sống Nhom kom pứs.

Món gỏi chấm prahok sống Nhom kom pứs.

Một chi tiết khác biệt giữa mắm cá đồng của người Việt và prahok của người Khmer là thính và chao. Để giúp lên men, bảo quản và tạo mùi, mắm cá đồng có công đoạn chao với đường hoặc chè và thính gạo rang, trong khi bò - hóc không thính cũng không chao, có phần cực công lúc đầu, sau đó chỉ chờ ngấu chín là ăn. Thường phải giáp năm mới ngon. 

Chúng tôi được mời ăn prahok sống với món gỏi Nhom kom pứs, gồm bắp chuối trộn chung với tép trấu và da heo luộc. Prahok bằm nhuyễn với sả, tỏi ớt, nhấn nhá thêm lá chúc, pha thêm cơm mẻ, sền sệt màu trắng đục…  là món nước chấm lần đầu nếm thử. Nếu bạn đã biết ăn mắm thì bò- hóc kiểu này sẽ thơm ngon lạ miệng. Càng ngon hơn khi chấm trái bần ổi, một loại bần chỉ sống được trên cạn không có rễ thở như bần chua.

Món canh không thể thiếu prahok tên Xùm-lo.

Món canh không thể thiếu prahok tên Xùm-lo.

Prahok dùng để nấu nước lèo, bằm nhuyễn ăn sống hoặc xào mỡ tỏi làm nước chấm, nhưng theo chúng tôi tác dụng phổ biến của hũ prahok trong gian bếp chính là để nêm canh. Bất cứ canh gì, chỉ cần một miếng prahok tô canh sẽ đậm đà hơn. Món “xùm-lo” là canh, dù nấu với ếch, lươn, tôm tép hay cá đồng thì mùi vị “bò-hóc” vẫn là chủ đạo.

Sạp mắm Bà Hai Bông - Hồng Ngự.

Sạp mắm Bà Hai Bông - Hồng Ngự.

Chuyện kể của vị doanh nhân Trà Vinh ở phần dạo đầu có đoạn kết có hậu. Là anh kêu nhà bếp nấu món gì cũng nêm chút mắm, tăng dần mỗi ngày. Kết quả là những nhân viên trẻ của anh biết ăn mắm, thậm chí ghiền mùi mắm. 

Prahok chấm có chỗ trong mâm.

Prahok chấm có chỗ trong mâm.

Sở dĩ xếp prahok vào một cõi riêng bởi không còn nhiều những bà nội trợ biết ủ prahok. Cũng ít thấy bán prahok trừ vài chợ huyện có đông cư dân Khmer như chợ Tri Tôn – An Giang, Trà Cú – Trà Vinh. Trong một lần dạo chợ Hồng Ngự, một chợ mắm có “số má” ở miền Tây, chúng tôi thấy prahok trong hũ nhựa không dán nhãn bày bán ở sạp mắm Bà Hai Bông, bèn hỏi xuất xứ, được trả lời là từ Campuchia chở qua.

Mai Hương  
Sắc màu bánh phồng tôm

Sắc màu bánh phồng tôm

Vùng đất Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi nhiều loại tôm ngon như: tôm đất, tôm sú, tôm bạc... Từ con tôm nguyên liệu, ngoài chế biến các món ăn, người dân Cà Mau còn sáng tạo ra món đặc sản bánh phồng tôm được ưa chuộng, nổi tiếng khắp nơi.

Nhà hàng Saravan Sheraton Cần Thơ: Nơi giao thoa của món ăn đậm đà bản sắc ẩm thực Đông Dương

Nhà hàng Saravan Sheraton Cần Thơ: Nơi giao thoa của món ăn đậm đà bản sắc ẩm thực Đông Dương

(NSMT) – Khách sạn Sheraton Cần Thơ vừa đánh dấu cột mốc quan trọng khi chính thức ra mắt Nhà hàng Saravan, mang đến thực khách trải nghiệm ẩm thực Đông Dương độc đáo với các món ăn mang đậm bản sắc Việt Khmer - Thái Lan - Việt Nam.

Cần Thơ, “món ngon mùi nhớ” khi đêm về...

Cần Thơ, “món ngon mùi nhớ” khi đêm về...

Cần Thơ đêm về, khi những ánh đèn rực rỡ lung linh phố thị, cũng là lúc nhiều điểm bán thức ăn ngon dọn hàng đón khách. Những xe bánh mì đơn sơ, gánh tàu hủ nóng hổi… không bảng hiệu, ven đường, nhưng lại là điểm đến “món ngon mùi nhớ”.

Có gì bên trong quán bún chả giò Tiều thâm niên hơn 40 năm tại Cần Thơ?

Có gì bên trong quán bún chả giò Tiều thâm niên hơn 40 năm tại Cần Thơ?

(NSMT) - Nép mình cạnh con hẻm 14 Bà Huyện Thanh Quan, một quán bún có tuổi đời hơn 40 năm được người dân địa phương ưu ái đặt cho cái tên "Bún xào Cách Mạng Tháng Tám" đã dần trở nên thân thuộc với người Cần Thơ hơn bao giờ hết. Tại đây nổi tiếng với các món bún xào, bún chả giò Tiều, bún cà ri vịt, bánh mì xíu mại trứng,...

Đại tiệc Easter Buffet Brunch lần đầu xuất hiện tại Cần Thơ

Đại tiệc Easter Buffet Brunch lần đầu xuất hiện tại Cần Thơ

(NSMT) - Brunch (sự kết hợp giữa breakfast và lunch, dùng để chỉ bữa ăn giữa bữa sáng và bữa trưa) bắt đầu du nhập vài năm gần đây và trở nên phổ biến đối với người Việt. Thói quen này được ưa chuộng bởi sự thảnh thơi cho những ngày cuối tuần nghỉ ngơi. Đại tiệc Easter Buffet Brunch lần đầu xuất hiện tại Nhà hàng Mekong - Sheraton Cần Thơ hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn và gia đình một ngày ấm áp nhân dịp lễ Phục sinh năm 2024.

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Cá lù đù (còn gọi là cá đù), đặc sản của ngư dân vùng ven biển Ðông - Tây Cà Mau, là món ăn rất gần gũi với bữa cơm thường nhật của người dân ven biển. Và giờ đây, khô cá đù Cà Mau đã trở thành món đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.

Thực dưỡng chay Padme Hum:

Thực dưỡng chay Padme Hum: "Khoẻ lành" thân - tâm - trí

(NSMT) - Không chỉ chăm chút về không gian thoáng mát, yên tĩnh mà quán thực dưỡng chay Padme Hum tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ còn tâm huyết mang đến cho thực khách những món chay thực dưỡng "nâng cao sức khỏe, lành mạnh tinh thần" thuận tự nhiên được chế biến từ các nguyên liệu organic tốt cho sức khoẻ.