Dinh dưỡng

Triệu chứng mất mùi vị ở người mắc Covid-19

Chủ nhật, 05/12/2021, 13:26 PM

(NSMT) - Triệu chứng mất mùi vị rất hay gặp ở người mắc bệnh Covid-19, nhưng không phải là dấu hiệu nặng, đa số sẽ tự hết sau một thời gian.

Ảnh minh họa. Nguồn truenews 24h.

Ảnh minh họa. Nguồn truenews 24h.

Theo thống kê, có 41% bệnh nhân không ngửi được mùi, 62% không cảm nhận được vị, trong đó ¼ xuất hiện trong 3 ngày đầu tiên, làm người bệnh chán ăn. Chứng chán ăn sẽ gia tăng nguy cơ sụt cân, suy kiệt, hậu quả cuối cùng là giảm sức đề kháng.

Có ba nguyên nhân làm bệnh nhân không ngửi được. Thứ nhất là do tắc nghẽn khe hở khứu giác, gặp ở 95% bệnh nhân. Khe hở khứu giác là gồm những xương xoắn mũi giới hạn các ngách mũi, thông với các xoang xương lân cận tạo nên các đoạn hẹp. Khi các khe này bị sưng tấy, tắc nghẽn do viêm, sẽ không cho không khí đi qua, làm người bệnh không ngửi được mùi. 

Thứ hai là tổn thương tại chỗ tế bào khứu giác. Vi-rút muốn tấn công tế bào của cơ thể nó cần có điểm bám dính, từ đó xâm nhập vào bên trong tế bào con người. Các nhà khoa học đã xác định điểm bám dính để vi-rút Corona xâm nhập là các thụ protein enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE 2) và hoạt động phân giải protein của các men protease của vật chủ như TMPRSS2. Các thụ thể ACE 2 này có rất nhiều ở tế bào phổi và tế bào khứu giác. Tế bào khứu giác bị viêm và tổn thương, nhất là tế bào hỗ trợ của biểu mô khứu giác, dẫn đến sưng nề và thay đổi cân bằng trao đổi chất của tế bào, từ đó người bệnh không nhận được mùi nữa.

Thứ ba là đường dẫn truyền tín hiệu mùi của dây thần kinh khứu giác bị tổn thương. Mặc dù thần kinh khứu giác hoàn toàn không có thụ thể ACE 2, nên vi-rút không tấn công trực tiếp thần kinh, mà nó bị tổn thương gián tiếp qua phản ứng viêm mạch máu nuôi dây thần kinh, giảm tưới máu mô thần kinh. Phản ứng viêm này cũng tạo ra các chất độc hại cho thần kinh, góp phần ngăn cản tín hiệu dẫn truyền của dây thần kinh.

Còn đối với mất vị giác, các nhà khoa học đã tìm thấy có rất nhiều thụ thể ACE 2 ở các tế bào biểu mô của lưỡi, giống như ở phổi và khứu giác. Lúc đó tế bào vị giác bị viêm và tổn thương, làm người bệnh không cảm nhận được vị của thức ăn.

Trung bình triệu chứng mất mùi vị sẽ hết sau 10 ngày ở người bệnh Covid-19 nhẹ, với 89% bệnh nhân khỏi hoàn toàn sau 4 tuần kể từ khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân bị mất mùi kéo dài đến 40 ngày sau khi chẩn đoán, và một tỷ lệ nhỏ 5% không cải thiện.  

Mất mùi vị ngắn hạn không cần điều trị vì sẽ tự khỏi. Nếu triệu chứng này kéo dài thì phải điều trị bằng phương pháp "Huấn luyện khứu giác liên quan đến Covid".

Người ta sử dụng bốn mùi cơ bản để huấn luyện lại mũi, dựa vào trí nhớ và kinh nghiệm, để huấn luyện những dây thần kinh đó hoạt động trở lại. Có những mùi cơ bản và mỗi mùi có một ví dụ tương ứng thường được sử dụng để đại diện cho nó: Hoa (hoa hồng), trái cây (chanh), thơm (đinh hương hoặc hoa oải hương) và nhựa (bạch đàn).

Với bốn mùi cơ bản này, bệnh nhân lấy từng mùi, thường ở dạng dầu hoặc mùi hương, đặt dưới mũi và hít thật sâu mùi hương đó trong vòng 15 đến 20 giây. Trong khi đang hít vào, người bệnh cố suy nghĩ và nhớ loại hoa đó có mùi như thế nào và thậm chí là trông như thế nào. Họ tập trung suy nghĩ, hình dung ra những bông hoa và mùi hương của chúng như thế nào. Bài tập này được lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày, luân phiên mùi này tới mùi khác. Bệnh nhân có thể cải thiện khứu giác sau 3 tháng, 6 tháng và thậm chí lên đến một năm.

Trong một số trường hợp, thuốc xịt steroid cũng có thể được sử dụng để cải thiện tốt hơn.

Điều trị mất vị giác cũng tương tự như mất mùi, người ta huấn luyện bệnh nhân nếm lần lượt năm vị cơ bản, kiên trì tập luyện sẽ thành công.

Thảo Nguyên/ Theo Cổng TTĐT Tiền Giang

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.