Ăn gì

Càng còng cũng bán nữa sao?

Chủ nhật, 27/03/2022, 08:08 AM

Đời người luôn có những khoảnh khắc riêng để cho ta hoài niệm về một miền quê trong trẻo đầy ắp gió và bao la tình yêu thương. Những kỷ niệm chắp vá nằm trong ngổn ngang tiềm thức nối đuôi nhau lần mò trở lại. Tâm trạng cứ thấp thỏm, chập chờn thương nhớ. Bây giờ không biết món càng còng còn ai bán nữa không?

“… Càng còng cũng bán nữa sao?

Tôi nghe rất rõ tiếng rao gọi mời…”

Dòng Mê Kông đổ ra Biển Đông bằng chín cửa, gần gũi thân thuộc nhất với tôi là Ba Lai. Từ thời thơ bé đến giờ vẫn luôn gắn bó, khắng khít yêu thương. Hồi còn nhỏ, chỉ nghe nói thôi chứ chưa bao giờ đến đó. Đọc sách báo mới hiểu được, ngày xưa cửa sông rộng lớn thuyền ghe qua lại hay bị lật, phải dè chừng. Những câu chuyện kể lại rằng, từ xa xưa thủy thần sai thú dữ, thuồng luồng đến canh gác nơi này. Ngày mưa nhiều, gió mạnh, sóng dữ rất nguy hiểm, không một bóng người.

Khi tôi lớn lên, nhận thức về con sông này có nhiều điều thú vị, rất đỗi yêu thương. Sông bắt nguồn từ giữa lòng Bến Tre, miệt Phú Đức, Tân Phú, huyện Châu Thành, chảy hiền hòa qua những xóm thôn làng mạc, cung cấp nước, tưới tiêu ruộng đồng, vườn tược cho cả một vùng đất bao la, trù phú. Sông rẽ ra một nhánh qua phía Mỹ Tho, Tiền Giang, nhánh còn lại chảy về Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri rồi đổ ra Biển Đông.

cong-gio-anh3

Những năm 1990, tôi dạy học ở vùng Thạnh Phước, Bình Đại. Ngôi trường nằm gần cửa sông, vùng đất nước mặn chà là gai, bốn mùa đầy nắng gió. Một số học sinh đi học bằng đôi chân trần, không đội nón, tóc tai vàng hoe, nước da đen, gương mặt hiền hậu, chân chất dễ thương vô cùng. Ngoài buổi đến trường, các em chỉ biết ruộng đồng, ao đìa, kinh rạch… đi mò cua bắt ốc phụ giúp gia đình.

Bến đò Thủ không biết có tự bao giờ. Người dân hai bên bờ thường qua lại bán buôn, thăm hỏi, cưới vợ, gả chồng cho con cái. Chiếc đò nhỏ đưa người qua lại, dân địa phương gọi là chiếc “trẹt”, nghe gọi vậy mình biết vậy chứ không hỏi vì sao dùng từ này.

  Thời đó những vùng quê hẻo lánh cuộc sống tự cung tự cấp là chính. Việc mua bán trao đổi chỉ lòng vòng quanh chợ xã, cùng lắm đến chợ huyện. Những ngày cuối năm, khách thường xuyên qua đây. Cảnh buôn bán có đông hơn, nhưng vẫn lưa thưa như mọi ngày, không rộn ràng chen chúc như chợ huyện. Những gương mặt rắn rỏi, ánh mắt nhìn mông lung, e ấp mời khách, ít ai dừng lại. Họ cứ cắm cúi đi và đi… nhịp nhàng đung đưa muôn thuở. Em bưng rổ bước thất thểu, còn lại chừng năm gói càng đựng trong lá chuối màu đỏ au. Tò mò, tôi kéo em gần lại hỏi thăm xem bán thứ gì. Em hồn nhiên trả lời càng còng, giá năm trăm đồng một gói. Một thoáng giật mình, tôi hỏi lại càng còng hả, em gật đầu tiếng dạ líu ríu nhỏ xíu: Ngon lắm cô, mua giúp con để chiều nay con đến lớp sớm. Giờ này sao đến lớp kịp mà đi học… Con học ca sau cô à. Tôi lấy bóp đưa em năm ngàn đồng, quơ tay bảo phần tiền dư cho con khỏi thối lại. Đò vừa cập bến, em lách người nhảy lên bờ rồi mất hút trên con đường cát bủn quê nghèo. Hàng tre gai oằn mình cúi xuống đón từng đợt gió, tiếng kêu kẻo kẹt chậm rãi vang lên, thả vào không gian vắng vẻ mênh mông những nỗi buồn sâu ngun ngút, xa xôi...

Ngày chướng mạnh, bác chèo đò chống ngược lên một khúc mới cho đò qua sông, canh sức gió vừa đủ, để khi trôi đò vừa cập đúng bến. Hồi hộp, sợ hãi nhưng thời đó là chuyện rất “bình thường ở huyện”, đâu có áo phao, áo phiếc gì. Vậy mà người ta vẫn lớn, vẫn hiên ngang vươn lên trong gian khó nhọc nhằn. Nghèo mà gần nhau đến lạ, sự gần gũi chia sẻ yêu thương thuần túy đầy tình người, không phô trương, giả tạo.

Về đến trường bày ra, các thầy cô ngồi vây quanh thưởng thức. Ai cũng biết, thấy rõ nhưng lần đầu tiên trong đời mới thưởng thức món càng còng… Tôi cũng vậy, đúng là ngon. Ngon thật. Hương vị hoang dã có mùi thơm nguyên sơ của đất trời, hòa vào vị phù sa nghe mằn mặn đầu môi. Còng thuộc họ cua sống ven triền sông, kênh rạch. Kích thước nhỏ hơn cua đồng, hai càng to khác thường, lẩn trốn rất nhanh, chúng sinh sôi phát triển nhiều vô kể. Những con nước rằm còng lột, người ta bắt đem về làm món mắm còng, đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Sau này các hộ chăn nuôi mua để làm thức ăn cho gia cầm...

Lâu lắm rồi không trở lại bến đò ngang, cô bé bán càng còng ngày nào giờ chắc đã lớn. Thời gian trôi nhanh thật, hơn ba mươi năm rồi chứ ít gì? Có thể em đã trở thành cô giáo, bác sĩ, kỹ sư hay quanh quẩn với ruộng đồng, làng xóm tiếp nối cuộc mưu sinh bao đời nay. Sự việc chỉ thoáng qua một lần trong cuộc đời, rồi mất hút. Hình ảnh xa xưa chỉ còn trong giấc mơ. Bến đò Thủ ngày nào không biết còn hoạt động nữa không? Hỏi thăm chỉ nhận được cái lắc đầu hoặc trả lời nước đôi cho qua chuyện.

Đời người luôn có những khoảnh khắc riêng để cho ta hoài niệm về một miền quê trong trẻo đầy ắp gió và bao la tình yêu thương. Những kỷ niệm chắp vá nằm trong ngổn ngang tiềm thức nối đuôi nhau lần mò trở lại. Tâm trạng cứ thấp thỏm, chập chờn thương nhớ. Bây giờ không biết món càng còng còn ai bán nữa không?

Song Phố
Link gốc tại Báo Đồng Khởi

Nhà hàng Saravan Sheraton Cần Thơ: Nơi giao thoa của món ăn đậm đà bản sắc ẩm thực Đông Dương

Nhà hàng Saravan Sheraton Cần Thơ: Nơi giao thoa của món ăn đậm đà bản sắc ẩm thực Đông Dương

(NSMT) – Khách sạn Sheraton Cần Thơ vừa đánh dấu cột mốc quan trọng khi chính thức ra mắt Nhà hàng Saravan, mang đến thực khách trải nghiệm ẩm thực Đông Dương độc đáo với các món ăn mang đậm bản sắc Việt Khmer - Thái Lan - Việt Nam.

Cần Thơ, “món ngon mùi nhớ” khi đêm về...

Cần Thơ, “món ngon mùi nhớ” khi đêm về...

Cần Thơ đêm về, khi những ánh đèn rực rỡ lung linh phố thị, cũng là lúc nhiều điểm bán thức ăn ngon dọn hàng đón khách. Những xe bánh mì đơn sơ, gánh tàu hủ nóng hổi… không bảng hiệu, ven đường, nhưng lại là điểm đến “món ngon mùi nhớ”.

Có gì bên trong quán bún chả giò Tiều thâm niên hơn 40 năm tại Cần Thơ?

Có gì bên trong quán bún chả giò Tiều thâm niên hơn 40 năm tại Cần Thơ?

(NSMT) - Nép mình cạnh con hẻm 14 Bà Huyện Thanh Quan, một quán bún có tuổi đời hơn 40 năm được người dân địa phương ưu ái đặt cho cái tên "Bún xào Cách Mạng Tháng Tám" đã dần trở nên thân thuộc với người Cần Thơ hơn bao giờ hết. Tại đây nổi tiếng với các món bún xào, bún chả giò Tiều, bún cà ri vịt, bánh mì xíu mại trứng,...

Đại tiệc Easter Buffet Brunch lần đầu xuất hiện tại Cần Thơ

Đại tiệc Easter Buffet Brunch lần đầu xuất hiện tại Cần Thơ

(NSMT) - Brunch (sự kết hợp giữa breakfast và lunch, dùng để chỉ bữa ăn giữa bữa sáng và bữa trưa) bắt đầu du nhập vài năm gần đây và trở nên phổ biến đối với người Việt. Thói quen này được ưa chuộng bởi sự thảnh thơi cho những ngày cuối tuần nghỉ ngơi. Đại tiệc Easter Buffet Brunch lần đầu xuất hiện tại Nhà hàng Mekong - Sheraton Cần Thơ hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn và gia đình một ngày ấm áp nhân dịp lễ Phục sinh năm 2024.

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Cá lù đù (còn gọi là cá đù), đặc sản của ngư dân vùng ven biển Ðông - Tây Cà Mau, là món ăn rất gần gũi với bữa cơm thường nhật của người dân ven biển. Và giờ đây, khô cá đù Cà Mau đã trở thành món đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.

Thực dưỡng chay Padme Hum:

Thực dưỡng chay Padme Hum: "Khoẻ lành" thân - tâm - trí

(NSMT) - Không chỉ chăm chút về không gian thoáng mát, yên tĩnh mà quán thực dưỡng chay Padme Hum tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ còn tâm huyết mang đến cho thực khách những món chay thực dưỡng "nâng cao sức khỏe, lành mạnh tinh thần" thuận tự nhiên được chế biến từ các nguyên liệu organic tốt cho sức khoẻ.

Người dân trên thế giới ăn gì trong ngày đầu năm mới?

Người dân trên thế giới ăn gì trong ngày đầu năm mới?

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có món ăn truyền thống riêng vào dịp năm mới. Dù mỗi món ăn mang một ý nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều mong muốn sự thịnh vượng, bình an, sức khỏe và may mắn.