Những món đặc sản Cà Mau bạn nhất định phải mua về làm quà
Cà Mau không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp mà các loại đặc sản nơi đây cũng rất đa dạng. Đó cũng chính là điểm thu hút du khách đến vùng đất này. Nếu có cơ hội đến với vùng Đất Mũi, bạn không nên bỏ qua gợi ý về các món đặc sản vừa thưởng thức vừa mua về làm quà dưới đây.
Tôm khô
Tôm khô Cà Mau có vị ngọt, ngon, dai tự nhiên, có hương vị đặc trưng. Là món ăn không thể thiếu và là món quà quý người Cà Mau gởi tặng du khách gần xa mỗi khi đi du lịch Cà Mau về. Thương hiệu tôm khô Cà Mau nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau đâu đâu cũng có cơ sở chế biến tôm khô nhưng có lẽ nhiều nhất và nổi tiếng nhất là làng nghề tôm khô Rạch Gốc ở huyện Ngọc Hiển.

Tôm khô ở đây có hương vị rất riêng bởi chúng sinh trưởng trong môi trường nước lợ, cửa sông phù sa, màu mỡ nhiều thức ăn nên con tôm ngọt và chắc thịt. Ảnh: ngoisao.net
Tôm khô Rạch Gốc có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt tôm khô và dẻo, có vị ngọt đậm đà. Mùi tôm khô rất thơm, đưa gần mũi ngửi thì ngửi được mùi thơm được sử dụng nguồn nguyên liệu là con tôm đất thiên nhiên. Những món ngon được làm từ tôm khô thì rất nhiều, có thể kể một vài món phổ biến như: tôm khô củ kiệu, gỏi xoài tôm khô, bắp xào tôm khô, tôm khô kho quẹt,…
Bánh phồng tôm
Bánh phồng tôm Cà Mau khác biệt ở khâu chế biến từ những con tôm đất còn tươi sống, xay nhuyễn trộn với bột và gia vị với tỷ lệ phù hợp rồi đem phơi khô. Đặc sản Cà Mau làm quà này có hương vị thơm ngon đậm đà không nơi đâu sánh bằng.

Những miếng bánh phồng tôm có hình vuông, màu gạch nhạt, mùi thơm nức mũi thường được dùng để chiên hoặc ăn cùng với các món gỏi. Ảnh: dacsancamau
Nhâm nhi miếng bánh phồng tôm Cà Mau, thực khách sẽ cảm thấy vị tôm béo ngậy, giòn tan ngay trong miệng, đảm bảo bạn sẽ vương vấn mãi.
Có dịp đến Cà Mau, du khách đừng bỏ lỡ hương vị phồng tôm đậm vị để cảm nhận sự khác biệt so với phồng tôm bình thường khác nhé! Bạn cũng có thể mua chút ít đặc sản Cà Mau làm quà này về cho người thân bạn bè lai rai.
Mật ong Rừng tràm U Minh
Nhạc sĩ Vũ Hoàng có bài hát Hương Tràm với đoạn mở đầu “U minh bốn bề là tràm, chẳng biết tháng nào nở hoa, mà hương thơm dường như suốt mùa…”. Lời bài hát đã khái quát lên hết những đặc trưng của Vườn quốc gia U Minh Hạ. Trong môi trường thường xuyên ngập nước, loại cây thích hợp hơn cả với vùng đất này chính là tràm. Loại cây cho tinh dầu này ra hoa gần như quanh năm là môi trường rất lý tưởng cho loài ong làm tổ và hút mật.

Ảnh minh họa
Ngày nay, với sự khai thác triệt để qua bao năm tháng của người dân thì các tổ ong tự nhiên dường như không còn nhiều nữa, cho nên người dân mới nảy sinh ra nghề “gác kèo ong”. Có một điều hay của nghề khai thác mật ong Rừng U Minh là tuy có sự can thiệp của con người nhưng mật ong vẫn hoàn toàn tự nhiên. Vì công việc đơn giản của người dân là vô trong rừng, với kinh nghiệm tinh tường thì họ xem hướng gió, kết hợp với sự hiểu biết về tập quán di chuyển, thói quen làm tổ của loài ong mà chọn một ví trí thích hợp. Sau đó chặt 3 khúc cây, 2 cây làm cọc cắm xuống đất và 1 cây gác ngang – thế là ra kèo ong – nơi thuận lợi để ong làm tổ và sản sinh ra mật. Đến mùa khô, người dân chỉ việc lần theo chỉ dấu đến các kèo ong đã làm, dùng đuốc con cúi xông khói để dụ đàn ong bay ra khỏi tổ rồi cắt tổ ong về và lấy mật.
Chính vì cách khai thác tận dụng triệt để vào thiên nhiên và bản năng của loại ong mà mật ong Rừng U Minh rất có chất lượng, có mùi thơm đặc trưng của hoa ram, màu vàng sánh, ngọt thanh.
Ba khía
Nếu đến Cà Mau vào khoảng tháng 7 tháng 8 âm lịch, bạn sẽ thấy ba khía được bày bán rất nhiều ở các khu chợ địa phương do đây là mùa chúng sinh sôi phát triển. Ba khía tươi có thể được luộc lên chấm nước mắm sả ớt rất ngon nhưng người ta cũng thường muối ba khía trong một tuần để bảo quản được lâu và mang về tặng người thân.

Ảnh minh họa
Ba khía Rạch Gốc là loại ba khía nổi tiếng nhất vì chỉ có ở vùng Rạch Gốc, gạch đỏ, thịt thơm và chắc hơn ba khía ở các nơi khác do chúng ăn trái mắm đen rụng xuống. Ba khía được làm sạch và muối khoảng một tuần là có thể ăn được. Bạn chỉ cần rửa sạch bằng nước sôi, sau đó xẻ ra làm 2 hoặc làm 4 rồi cho chút đường, nước cốt chanh vào, ăn với cơm hay rang me, luộc sả đều rất ngon.
Bồn bồn

Ngoài hải sản, cây bồn bồn dân dã của người Cà Mau cũng được ưa chuộng hết mực vì độ tươi, giòn và ngọt, chế biến thành món gì cũng ngon của loại cây này. Ảnh: nguoitieudung
Từ một loại cỏ dại qua sự biến hoá tài tình của người đầu bếp nay đã trở thành một trong những đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Cà Mau. Người dân tận dụng bồn bồn và chế biến chúng thành hàng trăm ngàn món ngon như gỏi bồn bồn, bồn bồn muối chua, bồn bồn xào,... đã ăn rồi là chỉ có mê.
Phở Lý Quốc Sư Cần Thơ: Hương vị phở Hà Nội đậm đà, không gian xuân an lành, rực rỡ ngày Tết
Với hành trình 3 năm mang đặc sản phở - một trong những món ăn được công nhận là “Tinh hoa Ẩm thực Quốc gia” - đến với thực khách miền Tây, Phở Lý Quốc Sư đã dần khẳng định vị thế của mình tại số 38D, đường Nguyễn Văn Cừ, giữa lòng Cần Thơ. Không chỉ mang đến hương vị phở truyền thống đậm chất Hà Nội, quán còn tạo dựng một không gian đặc biệt, nơi ký ức và cảm xúc về những ngày Tết trở nên gần gũi và trọn vẹn hơn.
Cách chọn mứt Tết an toàn theo 4 tiêu chuẩn dễ nhận biết
Mứt Tết là món truyền thống không thể thiếu trong phong tục đón Tết cổ truyền của mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên, cách chọn mứt làm sao để an toàn thì không phải ai cũng biết.
Cá he kho rục - đặc sản ẩm thực Cần Thơ
Cá he kho rục là một trong hai món ngon của Cần Thơ được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I. Đây là món ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây được nhiều thực khách yêu thích.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.
Độc đáo bánh bò da lợn
Nam Bộ có hàng trăm loại bánh dân gian được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có, thể hiện tài khéo, sáng tạo của cư dân nơi đây. Một ví dụ là bánh bò da lợn đa sắc của chị Nguyễn Thị Tha (khu vực Bình Lợi, phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) được yêu thích bởi hương vị và sự kết hợp độc đáo giữa hai loại: bánh bò và bánh da lợn.